Lễ cúng cô hồn được diễn ra vào hàng tháng, nhưng đặc biệt cúng rằm tháng 7 chính là lễ cúng lớn nhất, vì vậy mọi người thường chuẩn bị đồ đúng tươm tất, nhiều hơn mọi ngày và không thể thiếu bánh cúng cô hồn. Đặc biệt, trong những ngày này, giật cô hồn rằm tháng 7 cũng là một tục lệ ở miền trong. Hãy cùng Thoiviet khám phá về chủ đề này nhé!
Bánh cúng cô hồn là gì?
Bánh cúng cô hồn được hiểu nôm na là một dĩa gồm bánh, kẹo, sữa, đường, mía,… được cúng thị thực những vong linh vất vưởng, không nơi nương tựa ở ngoài đường.
Phần bánh cúng cô hồn này sau khi xong buổi lễ cúng mọi người thường đem cho hoặc sẽ rải ra trước sân hoặc bỏ gọn vào một góc đường, gốc cây.
Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Theo dân gian, lễ cúng cô hồn sau khi được tổ chức xong sẽ được chia cho các trẻ em sống xung quanh. Nhưng đối với nhiều người, họ cảm thấy rằng những vật phẩm, đồ cúng chúng sinh, cô hồn tháng 7 để ở ngoài trong thời gian cũng khá lâu, thường là một nén hương thì sẽ dễ bị nguội lạnh.
Đồng thời, mâm cúng cô hồn thường được đặt ở vị trí thấp, thậm chí là dưới sàn nhà, nền đất thì đồ ăn ít nhiều cũng sẽ có bụi bặm, ruồi bọ, kiến bu vào, không còn được sạch sẽ nữa.
Với những vật phẩm bánh cúng cô hồn có vỏ bọc như bánh kẹo hay trái cây thì vẫn có thể ăn được. Hoặc gia chủ có thể đem cho người khác hay bỏ vào thùng gạo, không nên hoang phí, mang tội.
Mâm cơm cúng cô hồn cần có những gì?
Một mâm cơm cúng cô hồn với đầy đủ bánh trái, các vật phẩm, vật dụng sẽ thể hiện lòng thành kính của gia chủ, giúp gặp được nhiều may mắn, tránh những điều xui rủi không đáng có. Mâm cúng thắp hương rằm tháng 7 cần có những thứ sau đây:
- Muối gạo
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ) hoặc cơm vắt: 3 vắt
- 12 viên đường thẻ
- Giấy áo giấy tiền (có thể để tiền thật nhưng mệnh giá nhỏ)
- Mía (để nguyên vỏ, chặt thành từng khúc ngắn có độ 15cm)
- Bánh, kẹo, sữa,….
- Bỏng ngô, khoai lang, sắn, ngô luộc
- Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)
- Nước, nhang: 3 ly nhỏ, 2 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ
Lưu ý rằng mâm cơm cúng rằm tháng 7 nên cúng đồ chay, bởi theo thuyết nhà Phật, cúng đồ chay giúp các vong hồn bớt hận thù, đồ mặn sẽ khiến các vong nổi tính tham, sân, si và nảy sinh lòng lưu luyến muốn ở lại nhân gian. Khi ở lại đây, chúng sẽ khó đầu thai, quẫy nhiễu người dương.
Tục lệ giật cô hồn tháng 7
Ở một vài nơi, đặc biệt là trong miền Nam, cứ đến rằm tháng 7 hàng năm thì sẽ có tục giựt cô hồn xuất hiện. Những người ngoài sẽ giành giật các mâm cúng rồi gia chủ quăng tiền cho họ cùng với bánh kẹo.
Dân gian cho rằng, số người sống đến giành giật càng nhiều, càng đông tức là họ đã mua chuộc các cô hồn không đến cần quấy gia đình chủ và điều này càng tăng thêm sự may mắn tài lộc cho gia chủ.
Giật cô hồn tháng 7 là gì?
Giật cô hồn tháng 7 được xem là một văn hóa đặc biệt ở Sài Gòn vào mỗi dịp lễ cúng cô hồn. Lúc này các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ bánh cúng cô hồn để dành cho những cô hồn lang thang đói khổ không được ai thờ cúng.
Giật cô hồn là hành động giật đồ cúng lễ của gia chủ sau khi hoàn tất buổi lễ cúng cô hồn rằm tháng 7. Nhưng hiện nay, nhiều người không thể đợi đến khi hương tàn thì đã giật đồ cúng rồi.
Giật cô hồn do đâu mà có
Theo dân gian ta, việc cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là để giúp đỡ, bố thí cho những vong linh vất vưởng, lang thang, đói khát không nơi nương tựa.
Nên người ta quan niệm rằng, nếu mâm cúng cô hồn có người giật sẽ giúp gia chủ lấy đi những điều xui xẻo, những điều không may sẽ bị giật theo. Tục giật cô hồn được ra đời từ đó.
Ý nghĩa giật cô hồn
Tại nhiều nơi, việc cúng và giật cô hồn diễn ra rất linh đình, đông vui lên đến vài chục, vài trăm người. Tục cúng cô hồn cũng là nghi lễ rất được coi trọng để trong tháng 7 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên phải thực hiện đúng cách cúng để tránh rước vong vào nhà.
Người ta quan niệm rằng, việc càng nhiều người giật cô hồn thì sẽ giúp xua đuổi điều xui, mang lại nhiều điều hên cho gia chủ trong việc buôn bán.
Khác hẳn với không khí ảm đạm của tháng cô hồn thì việc giật cô hồn cũng trở thành một việc làm khiến bầu không khí trở nên nhộn nhịp, đông vui hơn hẳn. Đặc biệt là với trẻ em, được cho đồ ăn vặt thì rất thích.
Ngoài ra, hành động giật cô hồn còn mong muốn để giúp đỡ các trẻ em, người nghèo khổ. Nó mang ý nghĩa làm phước, bố thí, tích đức, làm việc thiện.
Một số lưu ý khi làm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7
Cúng cô hồn rằm tháng 7 là một buổi lễ cúng khá lớn trong năm. Vì vậy mọi người chuẩn bị khá kỹ, bày biện đồ nhiều và chỉnh chu hơn để thể hiện tấm lòng thành, sự tôn trọng của mình đến các vong linh.
Để buổi lễ cúng diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ như mong đợi thì các bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đặt lễ cúng cô hồn ở trước sân nhà hoặc ngoài trời hay tại nơi buôn bán, tuyệt đối không được đặt mâm cúng ở trong nhà.
- Các vật phẩm đem cúng cô hồn, sau đi cúng xong không nên đem vào nhà và không dùng.
- Sau khi cúng xong, cần đốt vàng mã ngay tại chỗ và lấy muối gạo rải ra xa 4 phương 8 hướng
- Chỉ nên cúng cô hồn sau 12h trưa, tốt nhất là nên cúng vào chiều tối. Bởi dân ta quan niệm rằng từ khi mặt trời đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, Còn sau 12 giờ trưa đến tối là giờ âm khí.
- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng cũng phải để đủ 4 hướng là mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.
- Không nên để trẻ con, người già hay phụ nữ mang thai lại gần lễ cúng cô hồn vì đây là những đối tượng dễ bị cô hồn quấy rối và trêu chọc.
- Chỉ được đọc bài khấn rằm tháng 7 khi diễn ra lễ cúng và phải đọc đúng các lời văn.
Tuyệt đối không được ăn vụng đồ cúng, giữ động vật tránh xa các mâm cúng trong thời gian diễn ra lễ cúng.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về bánh cúng cô hồn là gì và tục lệ giật cô hồn mà Thoiviet gửi đến bạn. Hy vọng rằng qua đây mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tục lệ này, cũng như lưu ý để tổ chức buổi lễ cúng cô hồn suôn sẻ.