Kể từ khi được truyền bá trong cộng đồng những người yêu thích tâm linh vào cuối thế kỷ 19, cầu cơ đã trở thành một dấu ấn của văn hóa đại chúng phương tây. Tấm bảng cầu cơ là hình ảnh quen thuộc trong những bộ phim kinh dị khiến nhiều bạn trẻ từng sợ rùng mình nhưng vẫn kích thích sự tò mò.
Vậy cầu cơ là gì? Giải mã sự thật đầy bí ẩn của tấm bảng có thể trò chuyện với ma quỷ. Tất cả sẽ được Thoiviet giải đáp trong phần nội dung dưới đây.
- Ngoài ra, bài viết còn cập nhật thông tin mới nhất vụ 5 sinh viên của trường Học viện Tài chính chơi thử thách cầu cơ (cầu hồn) gây rúng động dư luận dạo gần đây.
Cầu cơ là gì?
Cầu cơ xuất phát từ nền văn hóa tâm linh phương Tây, trong tiếng Anh từ để chỉ “cầu cơ” là Ouija (/ˈwiːdʒə/ WEE-jə), một từ bắt nguồn từ tiếng Pháp (oui) và tiếng Đức (ja), tất cả những từ này có nghĩa là “có, vâng, phải“.
Cầu cơ dùng để chỉ một hành động tâm linh với mục đích muốn giao tiếp với thế giới tâm linh và các thế lực huyền bí. Phục vụ cho việc cầu cơ sẽ là một tấm bảng chứa các ký tự chữ cái, các con số từ 1 đến 9 và một miếng gỗ hình trái tim có khoét một lỗ tròn ở giữa (cơ) để tất cả mọi người tham gia có thể đặt ngón tay của mình lên đó.
Những người tham gia cầu cơ (cầu hồn) sẽ đặt một ngón tay lên tấm gỗ (gọi là cơ) sau đó thông qua một số nghi thức tâm linh để trò chuyện với thế lực siêu hình bằng cách đánh vần các chữ cái mà cơ dịch chuyển đến để tạo thành những câu hoặc cụm từ có nghĩa.
Bàn cầu cơ thường được sản xuất và bán bởi hãng Parker Brothers, một thương hiệu khá phổ biến trong lĩnh vực này.
Bảng cầu cơ thường được trang trí với một loạt các biểu tượng như Mặt trời, Mặt trăng và các ngôi sao. Tất nhiên ở các quốc gia không sử dụng bảng chữ cái Latinh, bảng cầu cơ sẽ in hình các chữ cái và chữ viết của riêng quốc gia đó.
Lịch sử ra đời và sự thật đằng sau thế lực điều khiển bàn cầu cơ
Sau khi được phát minh và giới thiệu ra thị trường lần đầu tiên bởi Elijah Bond vào những năm cuối thập niên 1890, bàn cầu cơ được xem như vô hại và không có gì liên quan đến thế giới tâm linh và những điều huyền bí.
Sau đó, Elijah Bond đã bán lại bằng sáng chế cho doanh nhân tên William Fuld, người đã có công sản xuất và tiếp thị bảng cầu cơ ra khắp thế giới. Cuối cùng, hãng sản xuất đồ chơi Parker Brothers mua lại bằng sáng chế vào năm 1966.
Cầu cơ thật sự được nhiều người biết đến rộng rãi khi được nhà ngoại cảm Pearl Curran sử dụng nó để tiên đoán trong chiến tranh thế giới thứ nhất thì “cầu cơ” mới trở nên phổ biến như hiện tại.
Thiên Chúa giáo chính thống và một số nhà huyền bí học đã cảnh báo không nên cầu cơ vì nó có liên quan đến các thế lực ma quỷ. Trong khi những tín đồ của cầu cơ cảm thấy thích thú về sự huyền bí và siêu nhiên trong hành động cầu cơ.
Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, các nhà tâm lý học đã giải thích hiện tượng chuyển động của con trỏ (cơ) là kết quả của hiệu ứng vô thức ở não bộ con người (ideomotor effect).
Sức mạnh cơ bắp của những người tham gia vô tình gây ra sự chuyển động của mảnh gỗ do họ kỳ vọng nó di chuyển. Bởi vì người chơi không biết chuyện gì đang xảy ra, nên họ nghĩ rằng sự chuyển động là do các thế lực huyền bí gây nên.
Mặc dù sự thật đã được các nhà khoa học lột trần, nhưng cầu cơ vẫn còn rất phổ biến trong giới trẻ vì tính chất tâm linh đầy ma mị của nó.
Việc cầu cơ có nguy hiểm không?
Về phía tôn giáo
Cơ Đốc giáo, đặc biệt là các tín đồ của Kitô thuộc đạo Tin Lành ở Hoa Kỳ chỉ trích kịch liệt việc cầu cơ. Năm 2001, một bàn cầu cơ đã bị đốt ở Alamogordo bang New Mexico cùng với cuốn Harry Potter bởi một nhóm người theo trào lưu chính thống cho rằng những thứ này là “biểu tượng của phù thủy”.
Những người này cho rằng cầu cơ đã tiết lộ những thiên cơ của Thiên Chúa, và do đó nó là công cụ của Satan. Một phát ngôn viên của Human Life International đã miêu tả bàn cầu cơ như là 1 phương tiện để giao tiếp với các linh hồn và kêu gọi cấm hãng đồ chơi Hasbro tiếp thị chúng và bán chúng ra thị trường.
Trong phiên tòa xét xử sát nhân Joshua Tucker, mẹ của hắn khẳng định rằng Tucker thực hiện hành vi giết người trong khi bị quỷ ám vì sử dụng bàn cầu cơ.
Các giám mục ở Micronesia kêu gọi lệnh cấm các bàn cầu cơ và cảnh báo những người sử dụng nó tức là đang nói chuyện với ma quỷ.
Về phía truyền thông
Giới báo chí đã chỉ trích cầu cơ từ khi nó mới xuất hiện, họ gọi cầu cơ là “dấu vết còn lại” của hệ thống niềm tin lạc hậu và là trò lừa gạt những kẻ cả tin.
Cầu cơ cũng bị châm biếm trong các bài hát. Lời ca trong những bản nhạc của ca sĩ Dick Valentine đã so sánh việc cầu cơ chẳng khác gì chơi trò “tiddlywinks”.
Về mặt khoa học
Cầu cơ bị nhiều nhà khoa học chỉ trích rằng nó chỉ là trò bịp bợm lợi dụng “hiệu quả vô thức” ở con người. Các nghiên cứu thiết lập và tái tạo màn “cầu cơ” trong phòng thí nghiệm và đã chỉ ra rằng trong điều kiện phòng thí nghiệm cũng xảy ra tình trạng con cơ di chuyển một cách vô thức.
Trong thập niên những năm 1970, các nhà xã hội học đã xem cầu cơ như là 1 hình thức sùng bái, tuy nhiên vấn đề này đã được xem xét rất kỹ lưỡng.
Nhà khoa học Heidegger từng chỉ trích: “Có thể thấy người ta cầu cơ nhan nhản khắp nơi” và cho rằng những người cầu cơ rất “ngạo mạn” khi tự nhận mình có thể vượt qua cái chết để tiếp xúc với các linh hồn.
Cập nhật mới – Vụ 5 sinh viên chơi cầu cơ trong trường
Tối ngày 24/5, mạng xã hội xôn xao với thông tin liên quan đến trường Học viện Tài chính. Theo đó, bài đăng trên Facebook có nội dung như sau: “Trong group có bạn nào là sinh viên Học viện Tài chính không cho mình hỏi chút với. Đêm hôm sợ mà vẫn phải hóng”.
Qua tìm hiểu, thông tin nói về việc một nhóm gồm 5 sinh viên thuộc Học viện Tài chính chơi cầu cơ trong lớp học. Sau đó mạng xã hội tiếp tục lan truyền tin đồn có hai sinh viên tự tử sau khi chơi cầu cơ (thông tin này vẫn chưa được xác minh và làm rõ).
Vụ việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, hàng loạt bài đăng trên mạng xã hội nói về vấn đề này.
Full clip vụ 5 sinh viên chơi cầu cơ tại Học viện Tài chính.
Thoiviet sẽ liên tục cập nhật thông tin mới nhất về vụ việc này đến cho bạn đọc sớm nhất có thể. Hãy theo dõi thường xuyên trang Thoiviet để được biết nhiều thông tin hot nhất nhé.