Rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt. Đây là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ và cũng là ngày xá tội vong nhân. Vậy cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào tốt nhất? Mâm cúng rằm tháng 7 bao gồm những gì? Tất cả sẽ được Thoiviet giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 hằng năm được biết đến là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ. Đây là dịp để phụng dưỡng, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ chúng ta.
Bên cạnh đó, theo phong tục nhân gian của người Á Đông thì rằm tháng 7 còn là ngày xá tội vong nhân. Đây được xem là ngày mở cửa địa ngục ân xá cho các vong linh không nhà không nơi nương tựa có cơ hội được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt nhất
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào âm lịch năm 2022
Thông thường, cúng rằm tháng 7 sẽ rơi vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm, tuy nhiên mọi người thường không cúng đúng ngày 15 mà sẽ thường diễn ra từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch và không quá chú trọng đến việc xem ngày tốt hay xấu bởi tháng 7 là tháng thuận lợi cho mọi việc thờ cúng.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào dương lịch năm 2022
Năm 2022 này, âm lịch đi sau dương lịch gần tròn 1 tháng. Ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch nhằm vào ngày 29 tháng 7 dương lịch. Ngày rằm tháng 7 sẽ nhằm vào thứ sáu ngày 12 tháng 8 dương lịch.
Các gia đình nên bắt đầu chuẩn bị để có lễ cúng rằm chu toàn, đầy đủ nhất nhé.
Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào thì tốt?
Nhiều người đang băn khoăn không biết nên cúng rằm tháng 7 vào giờ nào thì hợp lý. Theo các nhà tâm linh cho rằng, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên thì nên thực hiện vào ban ngày.
Còn lễ cúng cô hồn, chúng sinh thì nên thực hiện vào chiều tối hoặc tối. Bởi đây là cách bố thí tốt nhất cho các vong linh không nơi nương tựa, không có chỗ nào để đi.
Nếu bạn cúng vào ban ngày hoặc lúc trời còn sáng thì các vong linh sẽ không thể nào xuất hiện được vì sẽ bị nguồn ánh sáng này chiếu vào làm suy yếu. Nếu bạn thật sự muốn làm điều tốt cho cô hồn thì không nên cúng vào ban ngày.
Mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Thông thường lễ cúng rằm tháng 7 sẽ có 3 lễ cúng khác nhau: Lễ cúng Phật, Lễ cúng Tổ tiên (cúng trong nhà) và Lễ cúng cô hồn hoặc cúng chúng sinh (cúng ngoài trời).
Vào ngày rằm tháng 7, các gia đình thực hiện nghi lễ dâng hương theo thứ tự từ trong nhà ra ngoài sân.
Mâm cúng Phật
Theo quan niệm của Phật giáo, rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để con cháu tưởng nhớ tới công ơn nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ.
Vì vậy, những gia đình thời Phật sẽ không thể nào bỏ qua nghi lễ cúng Phật này được. Mâm cúng Phật trong ngày rằm tháng 7 thường sẽ là mâm cỗ chay hoặc mâm ngũ quả đơn giản và được cúng vào ban ngày.
Sau khi cúng xong, mâm cúng Phật sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
Mâm cúng thần linh, gia tiên
Mâm cúng thần linh, gia tiên thường sẽ làm mâm cúng mặn với đa dạng các món ăn khác nhau nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn.
Mâm cúng sẽ bao gồm các món như gà luộc, xôi, cơm, canh, cá kho, món xào, món nuộm… kèm theo là trái cây, nước, rượu, hoa cúng, nến, vàng mã.
Nhiều gia đình sẽ cúng thêm các vật dụng, đồ dùng dành cho người cõi âm được làm bằng giấy như mũ, dép, quần áo…
Mâm cúng chúng sinh
Mâm cúng chúng sinh là mâm cúng cho ngoài trời, còn được gọi là mâm cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn sa cơ, lưu lạc không có nhà cửa, không có nơi nương tựa. Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào chiều tối hoặc tối.
Mâm cúng sẽ gồm đồ mã, tiền vàng làm bằng giấy, các loại chè, bánh trái, kẹo bánh, 12 chén cháo, cốc nước hoặc rượu, cốc gạo trộn với muối… Tùy vào từng địa phương mà mâm cúng sẽ có sự khác nhau, nhưng về cơ bản mâm cúng sẽ có những thứ nêu trên.
Những điều nên và không nên làm trong tháng 7
Những điều nên làm
- Tháng 7 âm lịch và tháng Vu Lan báo hiếu, rất tốt cho việc thờ cúng, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Hãy dành thời gian để đi thăm viếng mộ phần của người thân trong gia đình mình ở ngoài nghĩa trang.
- Đi chùa để cầu bình an, sức khỏe cho các thành viên, người thân trong gia đình hoặc cầu siêu cho những người đã mất.
- Tháng cô hồn nên tránh sát sinh, vậy nên mâm cơm cúng rằm nên sử dụng đồ chay thanh đạm để thay thế rượu thịt sẽ giúp lọc sạch tà khí, loại bỏ sân si, tạp niệm.
- Tích đức, làm nhiều việc thiện, giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Trong nhà, các gia chủ thường cúng Phật, cúng gia tiên, thần linh. Tuy nhiên, trong rằm tháng 7 gia chủ cũng nên cúng chúng sinh ở ngoài trời hoặc trước cửa, hoặc cúng chúng sinh ở chùa. Khi cúng, hãy tung một nắm gạo muối ra khỏi cửa để giúp tiễn cô hồn, xua tan âm khí.
Những điều không nên làm
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch địa ngục sẽ mở cửa và hồn ma sẽ được tự do đi lại làm âm khí nặng, đem lại nhiều điều đen đủi, rủi ro trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nên bạn cần kiêng kị những điều sau:
- Người ta thường kiêng những việc lớn như kinh doanh buôn bán, ký kết hợp đồng, khai trương, động thổ…
- Tháng 7 âm thường là mùa mưa gió thất thường, điều này làm cho việc đi lại bằng tàu thuyền, ô tô sẽ rất khó khăn, bạn cần thận trọng hơn.
- Khi cúng tuyệt đối bạn không nên dùng đồ giả, việc làm này sẽ khiến phúc khí gia đình bạn tiêu tan.
Xem thêm:
- Cầu cơ là gì? Full clip đi 5 về 3 sinh viên trường X gây rúng động
- Bói bài Tarot là gì? YouTube ra mắt nền tảng Tarot Reading, bạn có đang tò mò?
Trên đây là toàn bộ thông tin về ngày rằm tháng 7 cũng như các vấn đề liên quan đến rằm tháng 7 mà Thoiviet muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể tìm ra được đáp án cho câu hỏi “Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt nhất?” và chuẩn bị kỹ lưỡng để có một lễ cúng rằm chu toàn nhất nhé!