Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa là hiện tượng đau dọc theo độ phủ của dây thần kinh hông to (dây thần kinh tọa) tức là bao gồm tất cả các nhánh con của nó. Nguyên nhân chính là do rễ dây thần kinh tọa bị tổn thương vì đĩa đệm chèn ép (80% trường hợp) gây đau đớn ở vùng lưng dưới, lan tới hông, mông và chân.

»»»» Nội dung ««««

Đau thần kinh tọa

Khái niệm đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa là tình trạng đau từ thắt lưng lan tới hông và xuống 2 chi dưới thường xảy ra bởi dây thần tọa bị chèn ép hoặc tổn thương. Dây thần kinh tọa (dây thần kinh hông to) là dây thần kinh lớn nhất đi xuyên qua lỗ trống ở phần đốt sống cụt, chi phối các cơ lưng và cơ chân.

Khi bị đau thần kinh tọa, lỗ trống ở đốt sống cụt bị thu nhỏ lại khiến cho dây thần kinh tọa đi qua đó bị đè nén và gây đau đớn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau lưng và dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh này.

Đối tượng thường mắc bệnh này phần lớn ở lứa tuổi từ 30 đến 60, nam mắc bệnh gấp 3 lần so với nữ giới. Tuy nhiên nếu phụ nữ khi mang thai có tỷ lệ mắc cao hơn vì những áp lực từ tử cung lên dây thần kinh hông.

Nguyên nhân

Đau thần kinh tọa là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng gây nên, có thể một đĩa đệm thoát vị hoặc viêm khớp thoái hóa cột sống. Các chuyên gia y tế cho rằng, những bất thường ở xương khớp vùng thắt lưng khiến cho dây thần kinh tọa bị chèn ép chính là nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Trong đó, 7 tác nhân sau là yếu tố gây bệnh chủ yếu:

  • Thoát vị đĩa đệm: là nguyên gây hàng đầu, khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng bị tổn thương, lão hóa khiến nhân nhầy tràn ra ngoài bao xơ chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Khối u cột sống: tạo áp lực chèn ép rễ thần kinh cột sống, nếu xảy ra ở thắt lưng sẽ tổn hại đến dây thần kinh tọa.
  • Hẹp cột sống: do cột sống thoái hóa lâu ngày tạo áp lực lên hệ thần kinh hông. Tình trạng này thường gặp ở người già 60 tuổi trở lên
  • Hội chứng đau cơ tháp chậu hông: còn gọi là hội chứng cơ hình quả lê hiếm gặp. Cơ này nằm ở giữa phần cột sống thắt lưng với xương đùi, có tác dụng cố định khớp háng. Nó chi phối các hoạt động ở vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Chấn thương cột sống: do tai nạn, ngã, va đập mạnh khiến cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Bất thường cột sống thắt lưng cùng:
    • Mắc phải: Viêm nhiễm tại chỗ hoặc vùng lân cận do nhiễm độc chì giang mai, nhiễm lạnh, nhiễm trùng, nhiễm virus herpes, HIV CMV virus, bệnh lý đái tháo đường. Viêm cơ tháp vùng chậu, hội chứng hẹp ống sống, hội chứng viêm mặt nhỏ của khớp cột sống, chệch khớp cột sống. Di căn cột sống như u tiểu khung, ung thư tiền liệt tuyến, u buồng trứng, ung thư vú di căn. Chấn thương cột sống thắt lưng như gãy đốt sống, trượt đốt sống gây chèn ép rễ dây thần kinh tọa.
    • Bẩm sinh: trước khi chẩn đoán nguyên nhân dị tật bẩm sinh gây đau thần kinh tọa cần loại trừ thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
  • Trong ống sống như: Áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, viêm mạng nhện tủy khu trú, u tủy, u mỡ vùng tủy, u màng não tủy, u dây thần kinh tủy (neurinoma)

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác hiếm gặp

Áp lực khi mang thai hoặc biến chứng từ bệnh lý như sốt rét, táo bón, tiểu đường, tim mạch, cảm cúm,…

Giãn tĩnh mạch quanh rễ,  phì đại dây chằng vàng, giãn TM màng cứng. Rễ Thần kinh L5 – S1 lớn hơn bình thường. Trường hợp này khó chẩn đoán, đôi khi phát hiện được trong quá trình phẫu thuật.

Triệu chứng

Người bệnh đau thắt lưng lan xuống chi dưới dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường bất ngờ sau gắng sức hay sang chấn vùng thắt lưng do căn nguyên thoát vị đĩa đệm.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Biểu hiện thường gặp

Những cơn đau này có thể cấp tính hoặc đau âm ỉ sẽ tăng lên khi bệnh nhân thay đổi tư thế, hắt hơi, ho hoặc gắng sức. Đau nhiều hơn vào ban đêm.

Triệu chứng kèm theo: dị cảm như tê nóng, đau rát bỏng.

  • Cơn đau đột ngột từ thắt lưng lan xuống phía dưới theo đường đi của dây thần kinh tọa rồi đau lan sang các vùng xung quanh.
  • Đau âm ỉ hay đau cấp tính xuất hiện nhiều vào ban đêm khi gắng sức, thay đổi tư thế.
  • Tình trạng râm ran ở chỗ đau, cảm giác như kiến bò, tê nóng hoặc là đau rát.
  • Lúc di chuyển, chân người bệnh thường có xu hướng co lên và tư thế nghiêng về phía bên đau.

Triệu chứng y khoa

Theo các chuyên gia y khoa: Biểu hiện đặc trưng ở người bệnh này là cảm giác đau lan dọc xuống đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) với rễ thần kinh sống 1 (S1).

Triệu chứng y khoa đau thần kinh tọa

  • Khi rễ thần kinh L5 bị tổn thương: người bệnh thường có hiện tượng đau dọc ở lưng eo ngoài xuống động mạch cẳng chân đến ngón chân út.
  • Rễ thần kinh S1 bị tổn thương: đau dọc ra sau mông, thẳng xuống sau đùi đến bắp cẳng chân và tới phía ngoài bàn chân.
  • Đau trên thần kinh hông: cơn đau ở trên đầu gối
  • Đau thần kinh tọa dưới: cơn đau đến mắt cá ngoài bàn chân.

Thời điểm đó người bệnh sẽ có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Một số trường hợp ngược lại đau từ gót chân lên. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện:

  • Cột sống đau, cứng khi chuyển dịch hay nghiêng người .
  • Đau nhói lưng khi ho, hắt xì hơi, cười.
  • Đau khi cúi người xuống.
  • Đau giữa cột sống hoặc lệch một bên, tăng cường độ khi rung người.
  • Cơn đau tái phát khi đi lại, đứng hoặc ngồi nhiều liên tục trong ngày.
  • Nếu đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.

Nếu có dấu hiệu đau thần kinh tọa, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Đau như nào là do dây thần kinh tọa?

  • Đau tại nhiều vị trí dọc theo dây thần kinh hông to từ phần lưng dưới, mông đùi sau, tới cả bắp chân.
  • Mệt mỏi, tê hay mất cảm giác ở chân, bàn chân.
  • Cảm giác nhói, ngứa, rát, như bị véo, châm chích.
  • Không nhấc được gót chân hay mũi chân.
  • Bệnh nặng khi teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương, rối loạn đại, tiểu tiện.

Chẩn đoán

Bác sĩ nội thần kinh sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân làm các thăm dò cận lâm sàng:

Chẩn đoán đau thần kinh tọa

  • Chụp X-quang cột sống thắt lưng thường quy với tư thế thẳng nghiêng.
  • Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng.
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.

Dựa vào hình ảnh tổn thương, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị làm thêm các thăm dò chuyên sâu khác để xác định nguyên nhân:

  • Phương pháp điện cơ.
  • Xét nghiệm máu tìm phản ứng viêm.
  • Chọc dịch não tủy.

Điều trị

Nội khoa và ngoại khoa

Điều trị nội khoa dựa vào nguyên nhân gây bệnh:

  • Nghỉ ngơi tại giường.
  • Dùng thuốc giảm đau.
  • Phục hồi chức năng kéo giãn cột sống.
  • Bệnh nhân đeo đai cột sống khi đi lại.

Trường hợp này thông thường tình trạng đau sẽ cải thiện sau 2-3 tuần điều trị.

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trường hợp:

  • Liệt, teo cơ: bệnh nhân cần phẫu thuật để tránh tàn phế.
  • Đau dữ dội: nếu tình trạng bệnh không tiến triển khi điều trị 3 tháng.
  • Tái phát nhiều lần và tình trạng đau nặng lên.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa:
    • Bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện.
    • Són tiểu khi gắng sức.
    • Rối loạn cơ tròn hậu môn.
    • Đại tiểu tiện không tự chủ.
    • Rối loạn cảm giác vùng yên ngựa.
    • Yếu chi dưới.

Người bệnh cần được phẫu thuật sớm tránh để lại di chứng.

Theo Đông y

Phương pháp này cần phải ôn trung tán hàn, thư giãn cơ bắp, khu phong hóa thấp, bồi bổ can thận, nâng đỡ nguyên khí, thông kinh hoạt lạc. Đau thần kinh tọa, đông y gọi là Tọa thống phong. Chứng bệnh này ít có dấu hiệu nhận biết trước mà thường phát đột ngột.

Nguyên nhân do cảm phong hàn, phong thấp, ngồi sai tư thế lâu, tà khí lưu trệ, té ngã, lao động mệt nhọc, làm việc nơi ẩm ướt thời gian kéo dài làm cân cơ co kéo, huyết mạch ngưng trệ, kinh lạc bế tắc…

Bệnh ảnh hưởng tới các phủ tạng liên đới, dẫn đến xương khớp đau nhức, can mộc uất kết, tâm hỏa nhiễu động, tỳ thận hư suy. Nguyên lý về điều trị cần phải ôn trung tán hàn, nâng đỡ nguyên khí, thư giãn cơ bắp, thông kinh hoạt lạc, bồi bổ can thận, khu phong hóa thấp…

Sử dụng bài thuốc

Thể ứ huyết
  • Pháp trị: Hoạt huyết, khứ ứ, thông kinh lạc, chỉ thống.
  • Phương thuốc: Tọa cốt thần kinh nhất hiệu thương (Tân Trung Y Tạp Chí 1990)
  • Nguyên liệu: Ngưu tất 10g, Hoàng bá 9-12g, Ý dĩ 30g, Xuyên khung 10-12g, Mộc qua 12g, Tế tân 4-6g, Xương truật 10-15g, Độc hoạt 10-15g, Thổ miết trùng 10g, Tang kí sinh 15g, Dâm hương hoắc 30g, Kê huyết đằng 30g, Thân cân thảo 10g.
  • Cách dùng: Sắc, chia hai lần uống trong ngày.
Bài thuốc ngâm rượu

Theo Đông y, rượu là một vị thuốc, đặc tính cay ngọt, nóng rượu vào cơ thể sẽ đi tới tâm kinh và can. Rượu nếu sử dụng đúng cách giúp cơ thể:

  • Tăng cường lưu thông khí huyết
  • Ấm vị dưỡng tì
  • Kích thích tiêu hóa
  • Tươi da
Ưu điểm
  • Dùng thuốc ngâm rượu làm tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Rượu không bị biến chất, để càng lâu càng phát huy tác dụng bảo quản được dài lâu.
  • Những căn bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian dài như đau thần kinh tọa, tê bì chân tay nên sử dụng phương pháp này.
  • Hiệu quả và ít tốn kém.
  • Một thang thuốc ngâm rượu có thể sử dụng trong thời gian từ 2-3 tháng (sắc thuốc thì chỉ sử dụng được một ngày).

Không sử dụng thuốc

Xoa bóp bấm huyệt
  • Dùng các thủ pháp như masage, day, ấn…
  • Giúp cơ được thả lỏng.
  • Khí huyết luư thông.
  • Cơ thể sẽ được thư giãn, kết hợp châm cứu khiến cơ thể hồi phục nhanh.
Châm cứu
  • Tập trung vào các huyệt ở khu vực thắt lưng, các huyệt dọc theo dây thần kinh những huyệt này tương ứng với các rễ thần kinh.
  • Các huyệt đạo châm cứu là:
    • Đại trường du
    • Hoàng khiêu
    • Côn Lôn
    • Tam Âm Giao
    • Thận Du
    • Dương Lăng.
  • Thời gian châm cứu trong khoảng từ 1-4 tuần tùy vào mức độ bệnh lý.

Chữa bằng Tây y

Đây là phương pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Vật lý trị liệu

  • Tác động cơ học vào khu vực từ hông xuống chân.
  • Cách cách tác động:
    • Kéo dãn cột sống
    • Nắn cột sống
    • Đắp sáp nến
    • Chiếu đèn hồng ngoại
    • Sóng ngắn.

Phương pháp này giúp người bệnh nắn chỉnh dây thần kinh bất thường trở lại trạng thái bình thường.

Dùng thuốc điều trị

Đây là phương pháp phổ biến. Nhược điểm của nó là khó chữa dứt điểm tận gốc. Thuốc điều trị là:

  • Thuốc giảm đau Aspirine.
  • Thuốc kháng viêm.
  • Thuốc có chứa Corticoid và Novocain giúp phong bế rễ thần kinh ngoài màng cứng hoặc trong màng cứng.
  • Bổ sung vitamin B12.

Lưu ý khi điều trị, sử dụng thuốc Corticoid: nếu lạm dụng có thể gây ra bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, đường ruột…

Phẫu thuật

Bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh nhân sẽ chỉ định mổ mở hay mổ laser. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát trở lại nếu như người bệnh điều trị không hiệu quả.

Biện pháp loại bỏ cơn đau

Điều trị bắt đầu với phương pháp tự chăm sóc trước tiên. Khi cơn đau không giảm mới nên dùng thuốc.

Nghỉ ngơi

Nếu xuất hiện cơn đau cấp tính, điều đầu tiên là nghỉ ngơi trong 1-2 ngày. Điều này giúp cho cơn đau giảm dần do cơ thể tự chữa lành.

Lưu ý: tránh không nghỉ ngơi quá lâu, làm yếu cơ bắp. Bạn nên tạo thói quen tập thể dục hàng ngày.

Chườm nóng và lạnh

Đây là cách hiệu quả để giảm đau khi dây thần kinh tọa khi bị viêm. Ưu điểm là rẻ tiền và dễ làm.

  • Chườm lạnh:
    • Công dụng: Giảm viêm, tê dây thần kinh giúp giảm đau tới tận các nhánh chi phối.
    • Cách làm: Bọc đá trong miếng vải, chườm trong 15 phút, thực hiện nhiều lần một ngày trong 1 tuần.
  • Chườm nóng:
    • Công dụng: Tăng cường lưu thông ở mạch máu, cung cấp dinh dưỡng và oxy giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
    • Sử dụng cách này tốt nhất sau giai đoạn đau nhói.

Bài tập kéo giãn giảm đau thần kinh tọa

Những bài tập duỗi, tập thể dục có tác dụng thư giãn cơ bắp, cải thiện sự linh hoạt khớp, giảm chèn ép dây thần kinh.

Lưu ý: trước khi bắt đầu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài tập kéo giãn giảm đau thần kinh tọa

Cách tốt nhất để giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa là thực hiện bất kỳ bài tập kéo giãn nào có thể quanh vùng hông sẽ giúp giảm bớt các cơn đau.

Theo Tiến sĩ Mark Kovacs

Kéo đầu gối tới ngực

  • Tác dụng: giảm chèn ép dây thần kinh do lệch đĩa đệm, cải thiện sự linh hoạt của lưng dưới.
  • Thực hiện:
    • Nằm ngửa dùng gối nhỏ để gối đầu.
    • Cong hông và đầu gối.
    • Kéo đầu gối về phía ngực, dùng tay giữ, kéo căng từ từ hết mức mà vẫn thấy thoải mái, giữ 20 giây.
    • Lặp lại 5- 10 lần mỗi chân.

Bài tập Kéo đầu gối tới ngực trị đau thần kinh tọa

Nằm kéo giãn gân kheo

  • Tác dụng: kéo dãn và làm linh hoạt các dây thần kinh vùng dọc chân, khoeo chân.
  • Thực hiện:
    • Tương tự như ở bài tập 1, nhưng thay vì kéo đầu gối lên thì bạn lấy tay giữ gân kheo lại.
    • Đưa chân lên từ từ.
    • Giữ căng đề 20 giây hoặc dừng nếu đau, ngứa, khó chịu.
    • Lặp lại 5 lần mỗi bên.

Nằm kéo giãn gân kheo trị đau thần kinh tọa

Kéo giãn cơ mông

  • Công dụng: kéo giãn cơ mông và cơ hình lê.
  • Thực hiện:
    • Nằm ngửa, co gối, để mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái.
    • Kéo đầu gối chân trái lên về phía ngực, bạn sẽ thấy căng phía sâu trong mông.
    • Giữ căng đến 20 giây, lặp lại vài lần mỗi chân.

Lưu ý: Nếu bạn không kéo gối lên được thì hãy quấn khăn xung quanh để kéo dễ hơn.

Kéo giãn cơ mông trị đau thần kinh tọa

Tư thế hướng lên

  • Công dụng: đây là bài tập nâng cao giúp cải thiện tổng thể tình trạng bệnh theo hướng tích cực.
  • Thực hiện:
    • Gấp đầu gối chân phải về phía vai trái.
    • Mắt cá chân phải chạm sàn nhà.
    • Đẩy mông về phía trước để kéo dãn cơ mông,
    • Giữ tư thế này 30-60 giây.
    • Lặp lại vài lần với mỗi chân.

Bài tập tư thế hướng lên trị đau thần kinh tọa

Không có bài tập phù hợp với tất cả những người bị đau thần kinh tọa. Tùy theo cơ địa mỗi người có thể có những điều chỉnh khác nhau, chẳng hạn như kéo căng đầu gối của bạn nhiều hơn hoặc ít hơn có thể khiến bạn thoải mái hơn. “Nếu tình trạng của bạn tốt hơn, đó là cách điều trị mà bạn nên theo đuổi”.

Bất cứ ai trải qua cơn đau dây thần kinh tọa trong hơn một tháng mà tình trạng không giảm thì nên đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu vật lý. Họ có thể tư vấn cho bạn một chương trình tập thể dục tại nhà được thiết kế đặc biệt riêng cho bạn.

Theo Corina Martinez , Hiệp hội Y học Thể thao Mỹ

Phòng bệnh

Tránh bệnh tái phát

  • Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao thể lực bằng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng.
  • Tránh động tác thể thao, vận động quá mức như nâng vật nặng, vác balô nặng, chơi bóng chuyền, tennis.
  • Không nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
  • Tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng.
  • Không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng.
  • Khi ngồi đọc và viết lâu:
    • Nên ngồi gần bàn viết
    • Ghế không quá cao
    • Bàn viết không quá thấp.
    • Thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục mỗi 30 phút.
  • Với người lao động chân tay khi bê vật nặng cần:
    • Tránh tư thế cúi lom khom.
    • Đeo đai lưng khi mang vác vật nặng đảm bảo trọng lượng của vật cân đối ở cả hai bên cơ thể.
    • Không giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
    • Tư thế đúng khi bê vật nặng: co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng.

Cách phòng bệnh

Tập thể dục đều củng cố cơ lưng và cơ bụng, tập cân đối hai bên, tập bơi, đi xe đạp. Chế độ ăn phong phú đầy đủ canxi và khoáng chất. Tránh lạm dụng bia rượu, cà phê và thuốc lá.

Cách phòng bệnh đau thần kinh tọa

  • Trước khi chơi thể thao: khởi động làm nóng các cơ.
  • Dân văn phòng:
    • Khi làm việc giữ tư thế thẳng lưng
    • Mắt nhìn thẳng, vai hơi ngả ra sau.
    • Không ngồi quá lâu, mà thay đổi tư thế thường xuyên.
    • Để gối phía sau lưng giúp lưng thẳng.
  • Nếu đứng lâu: Tạo một điểm tì kê một bên chân cao lên, đổi chân linh hoạt.
  • Khi bê đồ:
    • Cách 1: Ngồi xổm xuống, nhấc đồ
    • Cách 2: Bước 1 chân lên cao hạ gối thấp xuống để cột sống thẳng, bê đồ sát vào người.
  • Nông dân, người lao động chân tay: khi làm việc nên lấy điểm tì là đầu gối để cầm cuốc xẻng, cũng bước 1 chân lên cao rồi trùng gối xuống.
  • Khi đeo balo: đeo bằng 2 vai cân đối, không xách đồ lệch 1 bên.
  • Khi ngủ:
    • Dùng đệm cứng, tránh đệm mềm.
    • Để gối gác chân khi nằm nghiêng.
    • Tránh nằm ngửa.
  • Tránh đi giày cao gót.
  • Người béo phì: năng vận động để giảm cân.

Đau thần kinh tọa: Bob and Brad

Nguồn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *