FeSO4 có màu gì là một trong những câu hỏi Hóa học được nhiều bạn học sinh, phụ huynh quan tâm. Hiện chúng được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Để không làm mất thời gian, mời bạn đi tìm câu trả lời chi tiết cùng Thoiviet trong bài viết này nhé!
FeSO4 màu gì?
FeSO4 có màu xanh. Nó tồn tại ở dạng bột và dạng tinh thể, hoặc muối và không có mùi.
Khi sắt sunfat FeSO4 ngậm nước thì nó sẽ chuyển sang màu xanh đậm hơn, nhìn bóng hơn.
Do đó, dung dịch FeSO4 có màu xanh đậm. Nó là loại muối sắt được tìm thấy nhiều nhất trong tự nhiên.
FeSO4 có kết tủa không?
FeSO4 có kết tủa. FeSO4 kết tủa ra màu trắng.
Phương trình hóa học FeSO4 kết tủa được thể hiện như sau:
- FeSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + FeCl2
- FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + Fe(OH)2
Tính chất của sắt sunfat FeSO4
Tính chất nổi bật của FeSO4 được thể hiện rõ nét qua tính chất vật lý và tính chất hóa học:
Tính chất vật lý của FeSO4
Tính chất vật lý của FeSO4 là:
- FeSO4 có màu xanh ở dạng bột hoặc dạng phân tử. Nó không có mùi.
- Khối lượng phân tử của FeSO4 là 151.91 g/mol (khan) và 278.02 g/mol (ngậm 7 nước).
- Khối lượng riêng của FeSO4 là 3.65 g/cm3 (khan) và 1.895 g/cm3 (ngậm 7 nước).
- Nhiệt độ nóng chảy 680 °C (953 K; 1.256 °F) (khan); 333–337 độ K (ngậm 7 nước).
- Có độ hòa tan tốt trong nước là 44.69 g/100 mL (77 °C) và không tan trong rượu.
Tính chất hóa học của FeSO4
FeSO4 mang đầy đủ tính chất hóa học của muối, mang tính khử và oxi hóa.
Cụ thể tính chất hóa học của FeSO4 được thể hiện qua các phương trình hóa học sau:
FESO4 mang đầy đủ tính chất hóa học của muối
- FESO4 tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra hai muối: FeSO4 + KOH → K2SO4 + Fe(OH)2
- FESO4 tác dụng với muối, tạo ra kết tủa: FeSO4 + BaCl2 → BaSO4 + FeCl2.
FESO4 mang tính khử
- FeSO4 + Cl2 → FeCl3 +Fe2(SO4)3
- 2FeSO4 + 2H2SO4 đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
- 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.
FESO4 còn mang tính oxi hóa: FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe.
Điều chế sắt II sunfat
FeSO4 (sắt II sunfat) có thể được điều chế với nhiều cách khác nhau. Và cách điều chế FeSO4 phổ biến nhất là cho sắt oxit hoặc sắt hydroxide tác dụng với axit sunfuric loãng.
Phương trình hóa học: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2.
Bên cạnh đó, để điều chế được FeSO4, bạn có thể sử dụng Fe tác dụng với CuSO4.
Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
Ứng dụng FeSO4
FeSO4 được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
FeSO4 được ứng dụng trong quy trình xử lý nước
Trong quy trình xử lý nước, FeSO4 được xem như một hóa chất keo tụ. Nó được dùng trong phản ứng oxi hóa khử nhằm loại bỏ photphat trong nước của các nhà máy xử lý nước thải về đô thị và công nghiệp.
FeSO4 được ứng dụng trong công nghiệp
FeSO4 được sử dụng phổ biến trong công nghiệp nhuộm và thuộc da.
Cụ thể FeSO4 là chất hóa học mang tính khử. Nó được dùng nhiều trong việc khử cromat có trong xi măng thành hợp chất crom III ít độc hơn.
Trong ngành công nghiệp dệt may, FeSO4 được sử dụng như một chất cố định thuốc nhuộm. Nó được sử dụng như một thành phần của mực, làm đen da.
FeSO4 được ứng dụng trong y học
Có thể nói đây là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của FeSO4 .
FeSO4 được tìm thấy trong các thành phần thuốc. Nó được sử dụng để củng cố thực phẩm, điều trị, ngăn ngừa thiếu máu.
Bên cạnh đó, FeSO4 cũng là một nguyên tố vi lượng khá quan trọng. Cơ thể con người cần có nó để có thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu, nhờ vậy mà giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
FeSO4 được ứng dụng trong nông nghiệp
Ít ai ngờ rằng FeSO4 cũng được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp. Nó được dùng để cải tạo nên chất lượng của đất, giúp hạ pH của đất chứa kiềm cao.
Bên cạnh đó, nó có thể được sử dụng trong việc điều trị nhiễm clo sắt, làm chất diệt cỏ và rêu.
Bài tập phổ biến về sắt sunfat FeSO4
Bài tập 1:
Câu hỏi: Cho hỗn hợp X gồm FeSO4 và Cu vào dung dịch HCl dư, hiện tượng sẽ thấy một phần chất rắn không tan và dung dịch Y. Hỏi dung dịch Y chứa những chất nào?
Lời giải: Chất rắn không tan được xác định là Cu, dung dịch Y thu được sau phản ứng đó là: FeCl2, CuCl2 và HCl dư.
Bài tập 2:
Câu hỏi: FeSO4 là chất điện li mạnh hay yếu?
Lời giải:
FeSO4 là chất điện ly mạnh.
Phương trình hóa học: FeSO4 → Fe2+ + SO42-
Một số câu hỏi liên quan về FeSO4
Bên cạnh thông tin về FeSO4 màu gì, có kết tủa không,… thì vẫn còn nhiều thắc mắc khác liên quan đến sắt sunfat.
FeSO4 là chất rắn hay lỏng?
FeSO4 là chất rắn. Nó có thể tan được trong nước và tạo thành dung dịch.
FeSO4 là muối gì?
FeSO4 hay sắt sunfat là hợp chất muối của sắt. Nó có màu xanh khi ở dạng bột hay dạng tinh thể.
Khi ngậm nước thì FeSO4 có màu xanh đậm hơn.
Câu hỏi thường gặp
FeSO4 đọc là gì?
FeSO4 đọc là sắt sunfat.
FeSO4 có tan không?
FeSO4 có độ hòa tan tốt trong nước và không tan trong rượu.
Thoiviet hy vọng rằng với các thông tin trên, bạn đã có thể tìm được đáp án cho câu hỏi FeSO4 màu gì. Cùng với đó, đội ngũ biên tập viên không ngừng bổ sung đến các các kiến thức hữu ích liên quan để bạn có thêm nhiều thông tin về loại chất này hơn. Nếu thấy bài viết hay, thú vị thì đừng quên chia sẻ đến với bạn mình nữa nhé!