Khổng tử là một trong những người khá nổi tiếng trong lịch Sử của Trung Quốc. Có bao giờ bạn tự hỏi Khổng Tử là ai và ông đã đóng góp những gì cho sự hình thành và phát triển của Trung Quốc chưa. Hôm nay Thoiviet sẽ chia sẻ tất tần tật về Khổng Từ cho bạn nhé!
Khổng Tử là ai?
Khổng tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học kiêm nhà lý luận chính trị gia nổi tiếng nhất Trung Quốc. Tư tưởng chính trị của ông nhấn mạnh sự rèn luyện đức hạnh cá nhân và đề cao tu dưỡng bằng đạo đức “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Những đóng góp của ông ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn minh của Trung Quốc nói riêng và cả toàn Đông Á nói chung.
Khổng Tử là người nhân hậu và giản dị. Ông thuộc tuýp người giàu tình cảm đôi lúc đa nghi nhưng lại không quá thô bạo.
Tiểu sử Khổng Tử
Để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về cuộc đời Khổng Tử, Thoiviet xin tóm tắt về Khổng Tử bằng bản dưới đây:
Giai đoạn | Năm (Trước Công Nguyên) | Khổng Tử |
Thời kỳ thơ ấu và tráng niên | 551 | Khổng Tử sanh ở ấp Trâu, nước Lỗ |
549 | Mồ côi cha | |
537 | Lập Chí Học | |
533 | Cưới vợ là Quan Thị, người Tống | |
532 | Sinh con trai là Lí (Bá Ngư) | |
531 | Làm chức lại cho họ Quí (coi gạt thóc, giữ cừu…) | |
530 | Bắt đầu dạy học (Một vài sách sử lại ghi khoảng 30 tuổi ông mới bắt đầu dạy học) | |
527 | Mẹ mất | |
522 | Tề Cảnh công qua chơi nước Lỗ. Gặp Khổng Tử hỏi về Tần mục công | |
Từ năm 30 tuổi – Năm 50 tuổi | 518 | Qua Lạc Ấp (thời nhà Chu) khảo về lễ |
516 | Khổng Tử qua nước Tề, vì nước Lỗ loạn lạc. Học nhạc Thiều. Tề Cảnh công hỏi ông về chính trị và muốn dùng ông, sau bị triều thân ngăn, không dùng nữa | |
510 | Về lại nước Lỗ | |
Vào khoảng 505 | Dương Hổ làm loạn ở Lỗ muốn mời ông ra giúp, những ông từ chối | |
502 | Công Sơn Phất Nhiễu làm loạn ở Lỗ, chiếm đất Phí, mời ông tới, ông đinh tới những nghe lời can của Tử Lộ nên đã không đi
Lỗ Định công dụng ông làm Trung Đô tể |
|
Thời kỳ Tham chính tại Lỗ | 501 | Được cất lên chức Tư không. Tử lộ, Tử Du lên làm quan) |
500 | Làm Đại Tư Khấu
Theo Đinh công đi hội kiến với vua Tề ở Giáp Cốc |
|
497 | Làm á tướng ở Lỗ. Khuyên vua Lỗ phá ba thành của ba họ Mạnh, Quý, Thúc. Những chỉ phá được hai thành của họ Thúc và Quí | |
496 | Vu Lỗ và họ Quí không được trọng dụng nữa, ông bỏ về quê hương qua Vệ ở mười tháng. Bi giam ở thành Khuông | |
Bốn năm lưu lạc | 495 | Qua Bồ ở một tháng rồi về Vệ. Vào yết kiến Nam Tử. Lại bỏ Vệ qua Tào, Tống. Ở nước Tống, Hoàn Khôi muốn hãm hại ông |
494 | Phiêu bạt sang Trinh, qua Trần. Tần và Sở tranh nhau ngôi bá, thường xâm lấn Trần, không lại trở về Bồ. Bị nạn ở Bồ | |
493 | Về Vệ rồi lại rời Vệ
Bật Hật ở Tấn mời ông tới, ông định đi nhưng bị Tử Lộ can lại Đinh qua Tấn để gặp đại phu Tấn là Thiệu Giản Tử, tới sông Hoàng Hà lại quay về Vệ. Vệ Linh công hổi về chiến trận có thể vào lúc này |
|
492 | Không Tử đã 60 tuổi, đương ở Trần, có tin Lỗ ĐỊnh công chết rồi Quí Hoàn Tử chết. Con Hoàn Tử là Khang Tử mời Nhiễm Cầu (lúc đó theo Khổng Tử) về Lỗ giúp mình | |
Tuyệt lương ở Trần và Thái | 491 | Qua Thái |
490 | Qua Diệp (nước Sở). Diệp công hỏi chuyện chính sự. Trở về Thái. Dọc đường gặp nhiều người ẩn sĩ như: Trường Thư, Kiệt Nịch,… | |
489 | Thầy trò Khổng bị vây và tuyệt lương ở Trần, Thái. Sở Chiêu vương cho quân lại giải cứu cho ông. Ông qua Sở. Vua Sở tính dùng ông, bị quần thần cản. Sở cuồng Tiếp Dư khuyên ông không nên lo sửa đổi xã hội. Khổng Tử chán nản và muốn đi Cửu di | |
Tiếp tục lang thang | 488 | Ông trở về Vệ. bàn về thuyết chính danh |
485 | Vợ ông chết | |
484 | Quí Khang Tử mời về Lỗ. Ông về những không tham chính. Lỗ Ai Công và Quí Khang Tử bàn chuyện chính sự | |
483 | Ông củ chính hành vi chính trị của Nhiễm Cầu trong việc thu thuế và đánh Chuyên Du | |
Về Lỗ – Những năm cuối đời | 482 | Ông sửa nhạc và viết tiếp bộ Xuân Thu |
481 | Người Lỗ bắt được con kì lân. Điều này làm ông chấm dứt bộ Xuân Thu | |
480 | Nước Vệ loạn lạc. Tử Lộ bất đắc kỳ tử ở Vệ. Ông buồn về việc đó. Môn sinh thần tín chỉ còn Tử Cống ở gần ông | |
479 | Ông mất ở Lỗ, thọ 73 tuổi |
Khổng Tử tên thật là gì?
Khổng tử tên thật là Khổng Khâu (孔丘). Tên chữ là Trung Ni (仲尼). Người đời hay ông là Khổng Tử hay Không Phu Tử (孔夫子), nghĩa là thầy giáo Khổng, để thể hiện sự tôn trọng dành cho ông.
Khổng Tử sinh năm bao nhiêu?
Khổng Tử sinh năm 551 (Chu Linh vương năm 21 – Lỗ Tương công năm 22), ở ấp Trâu, nước Lỗ.
Khổng Tử sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, khi “vương đạo” suy vi, “bá đạo” nổi lên lấn át “vương đạo” làm cho xã hội rối rắm trăm bề, lề phép nhà Chu bị đảo lộn.
Khổng Tử quê ở đâu?
Quê hương của Khổng Tử ở Ấp Trâu, Làng Xuân Bình, nước Lỗ. Nước Lỗ là tên gọi của một nhà nước đời nhà Chu trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc.
Lãnh thổ nằm ở phía nam núi Thái Sơn, ở khu vực trung tâm và miền Tây nam của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Nay thuộc một phần của các tỉnh An Huy, Hà Nam và Giang Tô, Trung Quốc.
Khổng Tử sống thời kỳ nào?
Khổng Tử sống ở cuối thời Xuân Thu (722-479 TCN) – đầu thời Chiến Quốc (479-221 TCN). Ở thời kỳ này xã hội Trung Quốc biến chuyển mạnh trong thời kỳ này.
Ở thời kỳ Xuân Thu, nền văn hóa quý tộc của nước Lỗ phát triển đạt đến đỉnh cao chưa từng có. Nhưng sau thời gian, giai tầng quý tộc sớm nhường chỗ cho giai tầng bình dân.
Thời kỳ này, người ta cực kỳ coi trọng đạo đức, “Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín” hơn là sức mạnh của võ lực. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa thời Xuân Thu và Chiến Quốc.
Đến thời Chiến Quốc, Xã hội xuất hiện những cuộc chiến tranh sát phạt, đi kèm theo những cuộc giao thiệp mưu mô, dối trá bởi những giai từng quý tộc bị tha hóa về đạo đức.
Tuy vậy, nhờ được thừa hưởng những di sản tốt đẹp của nền văn hóa quý tộc thời Xuân Thu. Xã hội bắt đầu xuất hiện một nền học thuyết, tư tưởng mới, là bộ mặt của nền văn hóa Trung Quốc lúc bấy giờ.
Khổng Tử mất năm mấy? Ở đâu?
Khổng Tử mất vào tháng tư năm 16 đời vua Ai công hay còn gọi là năm 479 TCN (Chu Kính vương năm 41 – Lỗ Ai công năm 17). Ông mất tại quê hương đất Lỗ.
Đường công danh sự nghiệp của Khổng Tử
Sự nghiệp của Khổng Tử đa số dựa trên lĩnh vực học thuật và đạo lý, ngoài việc sang dịch các cuốn Kinh Thi –Thư –Lễ -Dịch –Nhạc và viết cuốn Biên Niên nước Lỗ gọi là Kinh Xuân Thu. Mỗi cuốn là mỗi đề tài riêng biệt, đầu tiên phải kể đến thi ca và nghi lễ, sau đó là bói toán và sử học.
Đồng thời, những câu nói của ông giảng dạy cho học trò đều được các học trò ghi lại thành 3 cuốn “Luận Ngữ”.
Qua hơn 40 năm “Dạy người không mỏi” Khổng Tử thu nhận trên dưới ba ngàn học trò. Trong đó, tiêu biểu là “Thất thập nhị hiền”.
Những đóng góp của Khổng Tử về tư tưởng đạo đức
Đóng góp của Khổng Tử về tư tưởng đạo đức được chia thành 4 phạm trù chính: Nhân – Lễ – Trí – Nghĩa. Những tư tưởng đạo đức này đã góp phần hình thành nên một hình mẫu đại diện cho con người hoàn thiện.
Từ đó hình thành nên khuynh hướng xây dựng xã hội tốt đẹp.
Phạm trù “Nhân”
Nhân được ông cho là phạm trù cốt lõi trong tư tưởng đạo đức của ông. Trong tư tưởng của Khổng Tử “Nhân” là lòng thương người. Ông cho rằng đây là phẩm chất đạo đức hoàn hảo của một người, nếu con người giữ được chữ nhân ắt sẽ có được sự hài hòa trong xã hội.
Phạm trù “Lễ”
Nếu nhân được cho là phạm trù cốt lõi về đạo đức của Khổng Tử thì “Lễ” là hình thức để biểu hiện cho phạm trù cốt lõi đó. Nói cách khác nó là ngọn ngành trong việc khai thác nhân cách con người.
Nhờ vào “Lễ” người ta có thể xác định được vai trò của bản thân trong các mối quan hệ. “Lễ” quy định rõ ràng về cách ăn, mặc, hành vi ứng xử trong xã hội. Mặc khác, “Lễ” giúp con người thực hiện hành động theo đúng chuẩn mực xã hội.
Phạm trù “Trí”
Khổng Tử là một trong những người rất tin vào mệnh trời. Ông cho rằng “Trí” là sự hiểu biết của con người, hành động và cách ứng xử của người đó trong xã hội.
Từ đó có thể đưa ra sự đánh giá nhất định về một người. Ngoài ra, “Trí” cũng là kết quả của quá trình học và tiếp thu kiến thức. Bởi những người được giáo dục và có học thức sẽ hiểu biết được các chuẩn mực đạo lý trong xã hội.
Phạm trù “Nghĩa”
Từ thời Khổng Tử trở về sau “Nghĩa” là phạm trù được người đời sử dụng nhiều nhất/. “Nghĩa” theo Khổng Tử là những chuẩn mực xã hội mà người đời cần phải thực hiện. Nghĩa là dinh dưỡng để nuôi dưỡng “Nhân”.
Những danh hiệu Khổng Tử được trao tặng
Khổng Tử có một sự nghiệp vô cùng vĩ đại, ông được rất nhiều người tôn kính, coi trọng và đi kèm với đó là nhiều danh hiệu cao quý. Dưới đây là các danh hiệu ông được phong tặng:
Năm | Danh hiệu |
Năm 739 | Vua Đường Huyền Tông phong tặng Khổng Tử là Văn Tuyên Vương, và được đúc tượng thờ với bộ phẩm phục Hoàng đế, tặng cho các đệ tử các tước: Công, Bá, Hầu. |
Năm 1008 | Vua Tống Chân Tông phong Khổng Tử là: Đại Thánh Văn Tuyên Vương, phong cho cha – mẹ Khổng Tử là Lỗ Công – Lỗ Phu Nhân, Phong cho vợ làm Vân Phu Nhân. Đồng thời ra lệnh cho người dân các tỉnh lập miếu thờ ông. |
Năm 1560 | Vua Minh Thế Tông phong tặng Khổng Tử là Chí Thánh Tiên Sư. |
Năm 1645 | Vua Thanh Thế Tổ phong Khổng Tử là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh Sư Khổng Phu Tử. |
Những câu nói hay của Khổng Tử
Một trong những di sản to lớn và vĩ đại nhất mà Khổng Tử để lại đó chính là những câu nói triết lý của ông. Những câu nói này giúp cho các thế hệ sau có cái nhìn mới mẻ về cuộc sống. Đồng thời có thể giúp bạn hướng đến chân – thiện – mỹ.
- Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.
- Gỗ mục không thể khắc.
- Dùng thì đừng có nghi, nghi thì đừng có dùng.
- Muốn biết người phải nghe họ nói.
- Dụng nhân như dụng mộc.
- Càng lên cao, chân trời càng xa, tầm mắt càng rộng.
- Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng, vì rượu bia đã làm cho nhiều người gục ngã.
- Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
- Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.
- Học đi với hành, không chỉ nói cho qua chuyện.
- Trong việc trị quốc, phải thận trọng không hứa ẩu, biết đãi người hiền, phải được lòng dân.
- Đạo thiên thừa chi quốc, kính sự nhi tín, tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thời.
- Ngẫm nghĩ việc xưa để hiểu việc nay, hành vi đáng làm thầy người khác.
- Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết.
- Người không có chữ tín, chẳng làm chi nên việc.
- Không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy.
- Bản thân làm điều phải, không ra lệnh người cũng nghe; không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe.
- Tụ họp nhau cả ngày, nói năng tào lao, làm những điều nhỏ mọn, nguy lắm thay.
Học thuyết của Khổng Tử
Trong lịch sử tư tưởng chính trị, Khổng tử không phải là người đầu tiên sử dụng đạo đức để thay đổi chính trị. Những ông lại là người đầu tiên nhắc về đạo đức của người cầm quyền vã cũng là người coi trọng vấn đề đó nhất trong chính trị.
Theo Khổng Tử, ông muốn cai trị dân bằng đạo đức chứ không phải bằng bạo lực. Với đường lối của ông, ông mong muốn xã hội phong kiến lúc bấy giờ sẽ trở lại yên bình như thời vua Nghiêu, vua Thuấn.
Tư tưởng chính trị của Khổng Tử
Tư tưởng chính trị của Khổng Tử là dùng đức trị. Điều này nghĩa là ông yêu cầu người cai trị phải có đức và dùng đó để cai trị, quản lý đất nước. Để có được điều đó thì họ phải có tư tưởng về đạo đức dựa trên 4 phạm trù “Nhân – Lễ – Trí – Nghĩa”.
Hoài bão của Khổng Tử lớn lao vô cùng và chứa đựng lòng nhân đạo, vì một xã hội tốt đẹp.
Những bài học cuộc sống hay của Đức Khổng Tử
Để dạy dỗ và bảo bề cho thế hệ sau, Khổng Tử để lại 7 lời dạy vô cùng ý nghĩa. Các bạn hãy đọc và suy nghĩ nhé.
- Dù bạn có đi bất cứ đâu, hãy đi bằng tất cả trái tim của bạn.
- Nếu bạn ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.
- Không quan trọng bạn chậm như thế nào, miễn là bạn đừng bao giờ bỏ cuộc.
- Nếu có người nói xấu sau lưng bạn, đừng bận tâm vì bạn đang đi trước mặt họ.
- Người tài đức nhìn bản thân, kẻ tiểu nhân nhìn người khác.
- Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.
- Chọn công việc bản thân yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời.
Đời tư Khổng Tử
Trong cuộc đời của Khổng Tử, ổng chỉ có một người vợ duy nhất là Nguyễn Quan Thị. Nhưng vì ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo “Trọng nam khinh nữ”, ông không bao giờ nhắc đến vợ của ông cho dù trong sách vở hay giảng bài cho học trò.
Đến năm 22 tuổi, ổng mở lớp dạy và hay đi ngao du đó đây cùng học trò để truyền bá tư tưởng vì thế ông hiếm khi ở nhà.
Vợ Khổng Tử là ai?
Vợ của Khổng Tử là con của họ Thượng Quan, là người nước Tống. Sau một năm lấy nhau, bà sinh đặng một đứa con trai. Khổng Tử đặt tên con là Lí, tự là Bá Ngư để tỏ lòng tôn trọng với vua nước Lỗ.
Khổng Tử có mấy người con?
Tuy cuộc đời Khổng Tử ngao du thiên hạ nhưng ổng chỉ có một người vợ và một người con duy nhất là Lí (Bá Ngư).
Quan Thị phải mình nuôi con và lo nội ngoại, đây cũng chính là lý do Khổng Tử và Nguyễn Quan Thị đứt dây tơ hồng.
Gia thế của Khổng Tử
Khổng Tử thuộc dòng dõi của Vi Tử Khải và Vi Tử Diễm, hai người này là anh ruột của vua Trụ. Sau khi thấy anh – là vua Trụ tàn bạo hoang dâm, khuyên can không được nên bỏ nước mà đi để bảo tồn dòng họ.
Khi Võ vương diệt vua Trụ, mở ra nhà Châu. Ông cho Vi Tử Khải làm vua nước Tống gọi là Tống Công. Vi Tử Khải mất, Vi Tử Diễm lên thay. Cháu 13 đời của Vi Tử Diễm là Thúc Lương Ngột, làm quan Đại phu nước Lỗ, là phụ thân của Khổng Tử.
Theo một số tài liệu mà sách sử ghi chép, không rõ đời thứ mấy họ Khổng phải trốn sang nước Lỗ, từ đó suy tàn, Khổng Tử là đời thứ mười lăm.
Các câu hỏi thường gặp khác
Thầy của Khổng Tử là ai?
Thầy của Khổng Tử chính là Hạng Thác, một thiếu niên người nước Yên. Và ít ai biết rằng Khổng Tử lại bái một đứa trẻ làm thầy.
Học trò Khổng Tử là ai?
Học trò Ngài rất nhiều, người đời tương truyền hơn 3 ngàn đồ đệ. Tuy vậy chỉ có khoảng 30 cái tên được nhắc đến. Trong đó có Nam Cung Quát và Tư Mã Canh là hai người trong giới quý tộc, còn lại đều ở trong giới bình dân.
Trên đây là những thông tin cơ bản cho biết Khổng Tử là ai. Thoiviet hy vọng rằng những thông tin về cuộc đời Khổng Tử cũng như những bài học mà Khổng Tử đem lại sẽ giúp ích được bạn trong cuộc sống.