Mì chính là một loại gia vị phổ biến và khá quen thuộc với nhiều người nội trợ. Nó được dùng để nêm nếm làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên bạn đã biết mì chính làm từ gì, cách sử dụng mì chính thế nào cho đúng chưa? Hãy cùng Thoiviet tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mì chính là gì?
Mì chính hay còn gọi là bột ngọt, là một chất điều vị có giá trị trong công nghiệp thực phẩm. Nó có tên tiếng anh là monosodium glutamate hoặc seasoning glutamate, tên viết tắt là MSG và công thức hóa học là C5H8N04.
Về tính chất vật lý, mì chính là tinh thể màu trắng, không dính vào nhau, không mùi và dễ tan trong nước, không tan trong cồn.
Việt Nam là quốc gia có văn hóa sử dụng mì chính để nêm nếm vào hầu hết các món ăn từ thịt đến cá, hải sản hoặc rau củ…
Mì chính làm từ gì?
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất mì chính chủ yếu là rỉ đường mía, tinh bột ngô, sắn, củ cải…
Có nhiều phương pháp để sản xuất mì chính như phương pháp lên men, phương pháp thủy phân, phương pháp hóa học, phương pháp tổng hợp… Tùy vào từng loại nguyên liệu sẽ sử dụng các phương pháp sản xuất hợp lý.
Mì chính làm từ rỉ mía
Tiêu chuẩn chọn rỉ mía để sản xuất mì chính
Rỉ mía chính là phần còn sót lại của dung dịch đường trong quá trình chế biến đường từ cây mía. Vì vậy, để rỉ mía đạt chất lượng người ta phải tuyển chọn những cây mía tốt nhất, có mẫu mã đẹp nhất.
Rỉ mía chứa các nguyên tố như sắt, kẽm, đồng, mangan… với hàm lượng cực kỳ cao. Đặc biệt, rỉ mía lại giàu chất sinh trưởng và chứa nhiều loại vi sinh vật thuận lợi cho quá trình sản xuất mì chính.
Quy trình sản xuất mì chính từ rỉ mía
Bước 1: Xử lý các chất có hại như chất keo, chất màu, CO2, axit hữu cơ dễ bay hơi cũng như các loại vi sinh vật tạp nhiễm ra khỏi rỉ đường.
Bước 2: Cô đặc, tiếp thêm mầm tinh thể, nuôi mầm
Bước 3: Ly tâm nước cái rồi sấy, sàng và cuối cùng thu được thành phẩm.
Mì chính làm từ tinh bột sắn
Tiêu chuẩn chọn tinh bột sắn để sản xuất mì chính
Tinh bột sắn được chế biến từ củ sắn, củ sắn phải được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí sau:
- Mẫu mã: củ tươi, mập mạp, thẳng, mỡ màng và vỏ cứng
- Chất lượng: không ủng thối, sâu bệnh, chứa nhiều tinh bột
- Loại sắn: người ta thường sử dụng sắn đắng để thu được nhiều tinh bột hơn sắn ngọt
Quy trình sản xuất mì chính từ bột sắn
Bước 1: Chọn lọc những củ sắn đạt tiêu chuẩn để chế biến thành tinh bột sắn chất lượng
Bước 2: Sử dụng phương pháp lên men hoặc phương pháp hóa học tổng hợp hoặc thủy phân
Bước 3: Hòa tan tinh bột sắn rồi pha thêm HCl vào cùng, sau đó lọc bột
Bước 4: Thủy phân phần bột đã lọc, sau đó làm nguội
Bước 5: Trung hòa phần bột đã làm nguội, sau đó tẩy màu và ép lọc để thu được đường Glucoza
Bước 6: Thanh trùng đường Glucoza rồi sau đó làm nguội
Bước 7: Ủ phần đường đã được thanh trùng cho lên men và để lắng
Bước 8: Qua quá trình ly tâm và trao đổi ion, axit hóa, trung hòa, tẩy màu, khử sắt rồi cô đặc sẽ thu được một chất rắn kết tinh
Bước 9: Tiếp tục ly tâm, sấy, pha trộn một số chất khác để thu được thành phẩm là mì chính hoàn chỉnh
Công dụng của mì chính
Hiện nay, công dụng lớn nhất của mì chính là dùng để nêm nếm thức ăn. Khi nấu canh hoặc món ăn nào đó, bạn cho 1 ít bột ngọt vào sẽ giúp món ăn của bạn trở nên ngọt thanh vừa miệng và có vị ngon hơn rất nhiều so với việc dùng đường phèn hay đường mía.
Ở một số nơi người ta còn có thói quen bỏ trực tiếp mì chính vào bát, sau đó chan nước lèo vào để tạo hương vị hấp dẫn hơn cho món ăn như phở, bún…
Mì chính được sử dụng rộng rãi trên phạm vi khắp thế giới bởi đặc tính mang lại vị ngọt đậm đà của nó nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng nếu sử dụng mì chính đúng cách cho các món ăn của mình thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn đâu nhé.
Cách sử dụng mì chính đúng cách
Sử dụng mì chính đúng thời điểm
Để có thể sử dụng mì chính một cách khoa học thì thời điểm sử dụng nó cũng rất quan trọng. Bởi vì khi sử dụng đúng lúc sẽ giúp không tạo ra các chất độc hại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn.
Hai thời điểm vàng để sử dụng bột ngọt nêm nếm vào các món ăn:
- Ướp bột ngọt vào thực phẩm từ 10 – 20 phút trước khi tiến hành nấu để có thể thấm đều.
- Cho mì chính vào món ăn sau khi sắp hoàn tất món ăn, cho mì chính vào và tắt bếp.
Không sử dụng mì chính cho các món chiên, nướng
Theo khuyến cáo của các tổ chức bảo vệ sức khỏe trên thế giới thì nhiệt độ thích hợp cho việc sử dụng mì chính là không quá 120 độ C để tránh tạo nên những hợp chất có hại cho mì chính phản ứng tạo thành.
Chính vì vậy, đối với các món chiên, nướng không nên cho mì chính vào vì đa phần những món ăn này đều cần sử dụng nhiệt cao để làm chín thức ăn (trên 150 độ C).
Đối với các món canh hoặc xào thì có thể đợi thức ăn gần chín thì hạ nhiệt độ rồi cho mì chính vào là hợp lý nhất.
Nên sử dụng một lượng mì chính vừa đủ
Tùy thuộc vào đối tượng, khẩu phần mà xác định liều lượng bột ngọt cần thiết để nêm nếm vào món ăn.
Món canh
- Nấu canh cho 5 người với lượng nước 1 lít nước thì cho khoảng 2 – 3 thìa cà phê bột ngọt
- Nấu canh cho trẻ nhỏ thì dùng ½ thìa cà phê mì chính hoặc không dùng
- Nấu canh cho người mang thai thì sử dụng 1 – ½ thìa cà phê mì chính là tốt nhất
Món xào
- Nấu món xào cho cả nhà thi dùng khoảng 1 – 2 thìa cà phê là liều lượng hợp lý nhất
- Nấu món xào cho phụ nữ mang thai thì chỉ nên dùng ½ thìa cà phê
Ướp đồ sống
- Với các món sống cần ướp trước khi nấu như cá, thịt kho… thì sử dụng từ 2 – 3 thìa cà phê mì chính là hợp lý.
- Tùy vào số lượng thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn gia giảm sao cho phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng mì chính
- Không nên sử dụng mì chính cho các loại giấm chấm
- Không nên nêm mì chính vào trứng vì vốn dĩ trứng đã có vị ngọt nhất định
- Không nên dùng cho các loại đồ khô vì mì chính chỉ tan được trong nước
- Không dùng cho các vỏ bánh khi làm bánh rán, bánh mì, bánh bao… vì sẽ làm mất hương vị và hình thành nên pyroglutamate natri gây hại cho sức khỏe con người.
- Những người mắc các bệnh cao huyết áp, thận hay phù thũng… thì không được dùng
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sau khi sử dụng phải đậy nắp hoặc cột chặt lại.
Câu hỏi thường gặp
Hạt nêm và mì chính có gì khác nhau?
Trong thành phần của hạt nêm có chứa nhiều nguyên liệu, trong đó thành phần không thể thiếu là chất điều vị 621 (bột ngọt) và 2 chất điều vị 627 và 631 (chất siêu bột ngọt với độ ngọt gấp 10 – 15 lần so với bột ngọt thông thường. Vị ngọt của hạt nêm chủ yếu từ các chất điều vị chứ không phải đến từ nước hầm xương thịt như quảng cáo.
Mì chính được làm ra trong quá trình lên men từ các nguyên liệu tự nhiên như mật mía đường, tinh bột ngũ cốc (khoai mì).
Nên ăn hạt nêm hay mì chính?
Nếu xét về mặt dinh dưỡng thì cả hạt nêm và mì chính đều không cần thiết để bổ sung vào trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Mì chính không tốt, tuy nhiên hạt nêm lại còn không tốt hơn cả mì chính vì bản thân có cũng chứa mì chính (bột ngọt) và cả các chất siêu bột ngọt.
Xem thêm:
- Bánh tráng làm từ gì? Cách làm 4 loại bánh tráng phổ biến
- Thạch dừa làm từ gì? Gợi ý 5 món ăn kèm thạch dừa “ngon nhức nách”
- Cà phê chồn làm từ gì? Cách pha chế cà phê chồn thơm ngon
- Bột mì làm từ gì? Tổng hợp 6 loại bột mì để chế biến món ăn
Mì chính là một loại gia vị phổ biến được sử dụng hằng ngày, vì vậy việc tìm hiểu rõ các thông tin về mì là 1 điều hết sức cần thiết để có cách sử dụng hợp lý.
Với những thông tin Thoiviet chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi “Mì chính làm từ gì?” cũng như các kiến thức liên quan đến mì chính. Theo dõi Thoiviet để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích mỗi ngày nhé!