Miến là một loại thực phẩm đã có từ lâu và rất quen thuộc với người Việt Nam. Thế nhưng miếng làm từ gì cũng như cách làm miến như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì theo dõi ngay bài viết dưới đây, Thoiviet sẽ giới thiệu đến bạn những thông tin về loại thực phẩm này để bạn hiểu rõ hơn. Cùng theo dõi nhé!
Miến làm từ gì?
Miến là 1 loại thực phẩm khô được sản xuất từ các loại ngũ cốc khác nhau, rất giàu protein nhưng không chứa Cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe.
Nhờ độ dai và trong, miến được sử dụng để chế biến nhiều món ăn như xào, nấu canh…
Trên thị trường hiện nay có 2 loại miến phổ biến đó là miến dong và miến gạo:
- Miến dong được làm từ cây dong riềng. Tinh bột dong riềng càng được làm nguyên chất và chọn lọc kỹ lưỡng thì chất lượng sợi miến càng dai và thơm ngon.
- Miến gạo được làm từ tinh bột gạo. Chiếm 90% lượng chất khô của hạt gạo, có hàm lượng amylose thay đổi từ 18 – 45% và có mức protein trung bình là 9.4%.
Ngoài ra còn có loại miến hỗn hợp, nó là sự kết hợp của các loại tinh bột như bột mì, bột gạo, bột đậu xanh, bột khoai tây… để tạo ra những loại miến độc đáo này.
Cách phân biệt các loại miến
Dựa vào màu sắc
Miến có màu trắng trong hoặc trắng đục: đa số miến này được sản xuất từ các loại tinh bột.
Miến có màu vàng nhạt: miến được nhuộm màu từ mật mía hoặc các nguồn nhuộm tự nhiên nhằm tăng hương vị và sự đa dạng.
Miến có màu xám nhạt: loại miếng này làm từ tinh bột của củ dong riềng.
Dựa vào hình dáng
Miến được thiết kế nhiều hình dáng để phục vụ cho những mục đích khác nhau như miếng tròn, miếng vuông, miếng bó sợi…
Dựa trên nguyên liệu sản xuất
Miến gạo
Tinh bột trong lúa gạo chiếm khoảng 90% lượng tinh bột trong miến, hàm lượng amylose (quyết định độ dẻo) chiếm khoảng 18 – 45% của miếng và protein chiếm khoảng 9.4%.
Miến dong
Được sản xuất từ tinh bột của củ dong riềng, một số nơi sẽ gọi là củ chuối hoặc củ chóc. Hàm lượng amylose trong dong riềng chiếm 20 – 30% so với các loại tinh bột khác.
Ngoài hàm lượng protein cao ra, trong miến dong còn chứa chất gel làm tái tạo kết tinh giúp miến có màu trong suốt bắt mắt.
Miến đậu xanh
Nguyên liệu chính của miến đậu xanh là đậu xanh có hàm lượng amylose cao đến 50%. Hàm lượng chất dinh dưỡng có trong miến đậu xanh rất tốt cho sức khỏe của con người.
Miến hỗn hợp
Miến hỗn hợp được tạo nên từ sự pha trộn những loại tinh bột với nhau như bột gạo, bột mì, tinh bột khoai tây, tinh bột đậu xanh…
Cách làm miến ngay tại nhà
Để làm ra món miến dong dẻo dai chất lượng bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ngâm bột củ dong trong nước khoảng 4 tiếng rồi khuấy đều lên. Sau đó sử dụng 1 lớp vải mỏng lọc qua để bột được mịn và sáng hơn.
Theo kinh nghiệm của những người làm miếng lâu năm cho biết quá trình này làm đi làm lại nhiều lần thì bột sẽ càng sạch, càng đạt tiêu chuẩn.
Bước 2: Đổ từ từ nước sôi vào bột đã làm sạch. Đánh thật đều tay cho tới khi bột chín và ngả sang màu vàng đục. Đây là công đoạn quyết định độ dẻo dai của miến.
Bước 3: Mang đi phơi khô rồi cắt mỏng ra, sau đó mang đi phơi lần cuối và bó lại ta được thành phẩm.
Cách chọn miến phù hợp cho từng món ăn
Đối với món miến khô
Với các món xào nên sử dụng miến gạo hoặc miến hỗn hợp để chế biến. Cắt miếng thành từng khúc nhỏ và đem đi ngâm với nước lạnh hoặc chần qua nước nóng.
Với các món trộn hoặc làm gỏi thì chọn miến dong. Dùng nước sôi chần sơ qua là đã có thể thực hiện chế biến nó.
Đối với món miến nước
Các món như miến gà, canh bún thì nên dùng miến đậu xanh, miến dong hoặc miến hỗn hợp. Có thể cho trực tiếp vào tô và đổ nước sôi vào hoặc chần trước để làm mềm miến.
Các món ngon làm từ miến
Miến xào thập cẩm
Miến xào thập cẩm là một món ăn hết sức thơm ngon và bổ dưỡng. Nó thoang thoảng hương thơm của dầu hào cùng với sợi miến dai mềm, các loại rau củ quyện vào tôm khô, trứng gà… quả là một sự lựa chọn tuyệt vời khó cưỡng lại được.
Miến xào lòng gà
Miến xào lòng gà với nhiều chất dinh dưỡng cũng là một sự lựa chọn được nhiều chị em nội trợ lựa chọn nấu cho gia đình mình. Từng sợi miến dai dai kết hợp cùng lòng gà giòn giòn vô cùng cuốn miệng.
Món miến xào này còn có bông hẹ, hành tây, cà rốt sẽ làm giảm bớt độ ngấy cho món ăn hơn.
Miến cua đồng
Đây sẽ là món ăn mang lại cho bạn nhiều sự bất ngờ với phần nước dùng ngọt thanh và phần miến đậm đà hương vị. Thịt tôm xay chiên vàng cùng phần gạch cua xào lên ăn cùng quả là sự kết hợp hoàn hảo.
Câu hỏi liên quan
Tác dụng của miến
Miến được sử dụng để chế biến các món ăn như miến xào miến trộn, miến luộc, miến gà, bánh đa mem…
Ăn miến có béo không?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết cứ 100gr miến sẽ cho ra 0.7 chất đạm, 1.6kg chất xơ, 332 calo và 80gr tinh bột đối với cơ thể con người.
Bên cạnh đó khi gặp nước miến sẽ nở ra nên bạn chỉ cần cho 1 lượng miến vừa đủ vào trong khẩu phần ăn của mình là được. Chính vì thế nên phương pháp này được khá nhiều người lựa chọn để giảm cân.
Xem thêm:
- Trân châu làm từ gì? 7 cách làm trân châu ngon tại nhà
- Mì chính làm từ gì? Những lưu ý khi sử dụng mì chính
- Bánh tráng làm từ gì? Cách làm 4 loại bánh tráng phổ biến
- Dầu hào làm từ gì? 3 cách sử dụng dầu hào trong nấu nướng
Qua các thông tin chia sẻ trên chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu hơn về tìm được đáp án cho câu hỏi “Miến làm từ gì?”. Theo dõi Thoiviet để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới lạ mỗi ngày nhé!