Việt Nam là một nước đa văn hóa trên thế giới với nhiều dân tộc mang màu sắc khác nhau. Mỗi dân tộc đều có những giá trị và bản sắc riêng tạo sự đa dạng cho nền văn hóa Việt Nam. Nếu bạn đang tìm hiểu về đất nước và văn hóa Việt Nam thì không nên bỏ qua bài viết này, Thoiviet sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi nước ta có bao nhiêu dân tộc và đặc điểm chung của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng xem qua nhé!
Dân tộc là gì?
Thông thường dân tộc được xem là một cộng đồng người cùng chung sống với nhau trên một lãnh thổ, chịu sự quản lý của bộ máy nhà nước, gắn bó với nhau về mặt lợi ích, chính trị và có những đặc điểm khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ và các phong tục tập quán. Dân tộc Việt Nam thường được phân thành 2 nhóm sau:
Dân tộc đa số
Dân tộc đa số là nhóm dân tộc chiếm tỉ lệ trên 50% tổng dân số cả nước. Theo điều tra dân số hiện nay thì dân tộc Kinh chiếm 85,7% dân số trên cả nước, được xem là dân tộc đa số.
Thường sống tập trung ở những vùng lãnh thổ có điều kiện thuận lợi và trải dài trên khắp cả nước.
Dân tộc thiểu số
Ngoài dân tộc Kinh thì những dân tộc còn lại được xếp vào nhóm dân tộc thiểu số. Tỉ lệ dân thấp đối với số dân cả nước.
Những dân tộc thiểu số thường sống tập trung ở những vùng núi và trung du, điều kiện sống khó khăn về nhiều mặt cả vật chất lẫn tinh thần.
Họ rất khó để hòa nhập vì có ngôn ngữ riêng trong giao tiếp và có sự khác biệt lớn về văn hóa và tập tục.
Do những đặc điểm như trên mà Nhà Nước luôn tìm cách để cải thiện tình trạng mất cân bằng giữa các dân tộc, tạo sự bình đẳng và phát triển đều đối với từng dân tộc.
Việt Nam nước ta có bao nhiêu dân tộc
Hiện nay nhờ sự quan tâm của Nhà Nước mà văn hóa của các dân tộc có sự giao thoa với nhau tạo sự chú ý đối với các nước trên thế giới.
Theo thống kê của Nhà nước thì hiện nay Việt Nam có 54 dân tộc, được xem là một quốc gia đa văn hóa bởi mỗi dân tộc đều có những bản sắc và văn hóa riêng.
Trong đó dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao nhất với 85,7% , còn lại 53 dân tộc chiếm tỉ lệ 14,3% tổng dân số cả nước.
Các dân tộc phân bố trên khắp cả nước. Nhiều dân tộc sử dụng ngôn ngữ và chữ viết riêng.
Tuy nhiên nếu cứ như vậy thì Nhà nước rất khó để quản lý và nâng cao đời sống dân tộc nên bắt buộc các dân tộc đều học thêm tiếng Việt theo quy định chung.
Dưới đây là bảng thống kê 54 dân tộc thuộc vùng lãnh thổ Việt Nam.
STT | Tên Các Dân tộc Việt Nam | ||||
1 | Kinh | Sán Chay | Cơ Tu | Kháng | Cống |
2 | Tày | Chăm | Giấy | Phù Lá | Si La |
3 | Thái | Kơ Ho | Tà Ôi | La Hủ | Pu Péo |
4 | Mường | Xơ Đăng | Mạ | La Ha | Rơ Măm |
5 | Khmer | Sán Dìu | Giẻ-Triêng | Pà Thẻn | Brâu |
6 | Hoa | Hrê | Co | Lự | Ơ Đu |
7 | Nùng | Ra Glai | Chơ Ro | Ngái | Ba Na |
8 | H’Mông | Mnông | Xinh Mun | Chứt | Bru-Vân Kiều |
9 | Dao | Thổ | Hà Nhì | Lô Lô | La Chí |
10 | Gia Rai | Stiêng | Chu Ru | Mảng | Bố Y |
11 | Ê Đê | Khơ mú | Lào | Cơ Lao |
Một số đặc điểm của dân tộc Việt Nam
Từ ngày xưa đến nay, dù trải qua bao nhiêu khó khăn hay rất khác nhau về văn hóa và ngôn ngữ thì các dân tộc Việt Nam đều xem nhau như anh em một nhà và đều mang một số đặc điểm như:
- Các dân tộc luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Đây không phải là hình ảnh hiếm hoi đối với các dân tộc ở Việt Nam.
- Nhiều dân tộc Việt Nam sống xen kẽ, hòa đồng với nhau trên khắp cả nước, không phân biệt vùng miền, giàu nghèo.
- Mỗi dân tộc đều có những vị trí quan trọng khác nhau, các dân tộc sống ở đồng bằng, điều kiện thuận lợi thì phát triển kinh tế cho đất nước. Những dân tộc ở vùng núi, ở rìa đất nước thì có trách nhiệm bảo vệ rừng núi và biên giới quốc gia.
- Mỗi dân tộc đều có những tôn giáo và giá trị riêng được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Không chỉ thế nhà nước còn có những chính sách riêng để quảng bá những văn hóa đến trong và ngoài nước.
- Các dân tộc đều tôn trọng văn hóa riêng của nhau, từ đó hợp hóa và tạo ra những điều mới mẻ, góp phần phát triển đất nước.
- Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần có thể đoán được tâm lý và tính cách của từng dân tộc.
Dù nước ta có bao nhiêu dân tộc thì mỗi dân tộc đều mang những vai trò khác nhau trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy còn có nhiều bất cập đối với những dân tộc vùng cao nhưng những người dân tộc “anh em” cùng với nhà nước đã và đang cố gắng để xóa bỏ những hạn chế trên.
Đặc biệt là công cuộc xóa nạn mù chữ và xóa đói giảm nghèo. Việc các dân tộc giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn từ lâu đã trở thành hình ảnh đẹp đối với đất nước Việt Nam.
Xem thêm:
- Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là gì? Giải đáp thú vị về kiểu thời tiết này
- Từ ghép là từ gì? Phân biệt 4 loại từ ghép đơn giản, dễ nhớ
Trên đây là những thông tin Thoiviet muốn chia sẻ nhằm giúp bạn giải đáp được câu hỏi Việt Nam nước ta có bao nhiêu dân tộc. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn nhé!