Dân gian ta có câu “Tết cả năm không bằng Rằm tháng 7”. Trong Phật giáo, 1 năm sẽ có hai ngày rằm quan trọng nhất là rằm tháng Giêng và rằm tháng 7. Nếu rằm tháng Giêng là tết Nguyên Tiêu thì rằm tháng 7 chính là lúc để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, do đó cần chỉnh chu mâm cúng cũng như hình thức thắp hương. Vậy nên hãy xem những lưu ý khi thắp hương rằm tháng 7 tại bài viết của Thoiviet nhé.
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng “uống nước nhớ nguồn”. Ngoài ra, đây cũng được xem là ngày xá tội vong ơn mà dân gian thường hay gọi là ngày cô hồn hoặc ngày cúng chúng sinh.
Theo tục lệ xưa, vào ngày này hàng năm, người Việt ta sẽ thường chuẩn bị một mâm cỗ thịnh soạn để tưởng nhớ đến những người tổ tiên của mình và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn vất vưởng, chưa được siêu thoát.
Thắp hương cúng rằm tháng 7 là ngày nào dương lịch?
Ngày rằm là ngày 15 âm lịch hàng tháng, thắp hương cúng rằm cũng sẽ diễn ra vào ngày này. Tuy nhiên cúng rằm tháng 7 không nhất thiết vào ngày này mà nhân dân ta thường cúng từ 2 – 14/7 âm lịch, không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, chỉ cần thành tâm là được. Tính theo lịch dương thì rằm tháng 7 năm 2022 là vào ngày 12/08/2022.
Thời gian ngày cúng được định ra như vậy là bởi Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan trong khoảng thời gian từ 2/7 – 14/7 âm lịch. Lúc này, các vong hồn sẽ được thả về dương giới, thọ hưởng những đồ vật, mâm cúng mà người dân cúng tế.
Chuẩn bị các mâm cơm khi thắp hương rằm tháng 7
Cho đến hiện nay, vẫn còn rất nhiều người chưa biết rõ sẽ cúng mâm cơm như thế khi nào khi thắp hương rằm tháng 7. Đây không chỉ là một ngày lễ lớn của Phật giáo và còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, tạ ơn thần linh và tưởng nhớ đến các vong hồn lang thang, vất vưởng.
Dưới đây là một số mâm cỗ và các đồ cúng cần phải chuẩn bị khi thắp hương rằm tháng 7:
Mâm cúng Phật rằm tháng 7
Rằm tháng 7 là ngày lễ lớn đối với những người theo tôn giáo Đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích Mục Kiền Kiên xả thân cứu mẹ.
Đối với mâm cơm cúng bàn Phật, bạn cần chuẩn bị một mâm cúng chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản và thường cúng vào ban ngày. Sau khi mâm cúng rằm tháng 7 ở ban Phật thường thì gia đình sẽ được thụ lộc ngay tại nhà.
Mâm cúng gia tiên
Tùy theo phong tục hay cách gọi tên của mọi nơi mà mâm cúng gia tiên còn được gọi là cúng trong nhà hoặc cúng thần linh. Mâm này thường sẽ là đồ mặn.
Vì một năm chỉ có một lần nên cần chuẩn bị mâm cúng cho gia tiên thật tươm tất để thắp hương rằm tháng 7. Mâm cơm với các món ăn phong phú, đầy đủ với những thực phẩm tươi sạch, bổ dưỡng thể hiện lòng thành kính và biết ơn tổ tiên.
Mâm cúng trong nhà rằm tháng 7 thường là các món như xôi, gà luộc, canh, cơm, món xào, cá, nộm, gỏi,… và kèm theo là trái cây, chè, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, đèn, vàng mã và các vật dụng đồ mã dành cho người cõi âm như áo quần, giày,…
Mâm cúng cô hồn
Mâm cúng cô hồn hay còn lại là cúng chúng sinh hoặc cúng ngoài trời với mục đích bố thí cho những cô hồn vất vưởng, đói, thất thế, sa cơ lỡ vận không nơi nương tựa.
Lễ cúng cô hồn tháng 7 sẽ được thực hiện vào tầm khoảng chiều tối các ngày trước ngày 15/07 và thông thường phần đông mọi người sẽ cúng vào ngày 14/7 âm lịch.
Bởi do quan niệm rằng đây là khoảng thời gian mà các vong linh đang trên đường trở về lại địa ngục, do đó đây là lúc tốt nhất để diễn ra nghi lễ thắp hương rằm tháng 7.
Mâm cơm cúng cô hồn rằm tháng 7 bao gồm các lễ vật sau đây:
- Muối gạo (rắc 4 phương 8 hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- Hoa quả (5 loại 5 màu sắc khác nhau)
- Các loại bánh, kẹo, bỏng ngô, sữa,…
- Quần áo chúng sinh
- Tiền lẻ
- Vàng mã
- 3 chung nước (3 ly nước nhỏ)
- Hương nhan, đèn và nến
Thêm một lưu ý quan trọng trong lễ cúng cô hồn là nên chuẩn bị mâm cúng chay. Bởi theo quan niệm từ xưa, mâm cúng cho cô hồn đồ mặn thường sẽ khơi dậy lòng tham, sân, si của các vong hồn.
Mâm cúng thường sẽ được đặt ở ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm thường hay sử dụng trong các mâm cúng lễ để ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3 – 5 – 7 cây hương.
Kết thúc lễ cúng và thắp hương rằm tháng 7 cô hồn thì gạo và muối sẽ được vãi ra sân hoặc đường, sau đó đốt cháy hết đồ vàng mã.
Trong miền Nam, một số gia đình thường thực hiện tục giật đồ cô hồn với quan niệm càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng được nhiều tài lộc. Đến khi sắp kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ bê ra một mâm cỗ cúng rằm tháng 7 để trẻ con giành giật nhau.
Hoa quả thắp hương ngày rằm tháng 7
Đối với việc thắp hương ngày rằm tháng 7, gia chủ nên sử dụng bông hoa có hương thơm nhẹ cũng như mày sắc tươi tắn, hài hòa. Ngoài hoa cúc trắng, vàng, bạn nên chọn sắc đỏ như hoa thủy tiên, hoa mẫu đơn,…
Còn quả thì lựa trái cây nhiều màu sắc, khuyến khích 5 quả 5 loại khác nhau, trái cây tươi, đẹp, không bầm dập để trưng lên bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên.
Việc chọn lựa hoa, quả cũng thể hiện sự khéo léo cũng như tấm lòng thành kính của gia chủ đến Phật và những người đã khuất.
Những lưu ý khi thắp hương rằm tháng 7
Sau khi hiểu rõ về những mâm cơm để cúng thắp hương rằm tháng 7 thì bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau để buổi lễ cúng được diễn ra trọn vẹn như ý muốn:
- Khi hoàn tất buổi lễ, bạn cần đứng từ trong nhà rải muối và gạo ra bên ngoài sân hoặc đường. Tránh đứng theo chiều ngược lại bởi điều này có thể rước vong vào nhà.
- Khi chuẩn bị mâm cơm cúng Phật, gia tiên thì việc thờ cúng sẽ được làm tại nhà, còn cúng chúng sinh cô hồn sẽ diễn ra ở ngoài trời ngay trước nhà.
- Mâm lễ cúng Phật cần được đặt tại vị trí cao nhất, sau đó mới đến mâm cúng thần linh. Cuối cùng là mâm cúng gia tiên, ông bà và cha mẹ, cần theo một thứ tự nhất định để tỏ lòng tôn kính.
- Thường vào ngày rằm sẽ có rất nhiều vong linh vất vưởng khắp nơi, đặc biệt là rằm tháng 7. Do đó để tránh nhầm lẫn và giúp cho gia tiên của mình có thể nhận biết được đồ cúng dành cho họ thì bạn nên ghi tên người nhận lên các đồ đúng .
- Đồng thời lúc đọc văn khấn thì cũng đọc tên của thần linh và thổ địa trước, sau đó đọc rõ họ và tên hương hồn của người nhận.
- Đọc văn khấn cúng cô hồn cần thành tâm, nghiêm túc.
Rằm tháng 7 có nên ra mộ thắp hương không?
Như đã nói, rằm tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan báo hiếu hay là ngày Tết của những người đã khuất. Vì vậy việc ra mộ thắp hương rằm tháng 7 là một việc nên làm.
Việc ra mộ thắp hương vào ngày rằm tháng 7 cũng giúp bạn giảm bớt nỗi nhớ mong người thân và đồng thời cũng thể hiện được lòng biết ơn, tưởng nhớ về người thân đã mất.
Bên cạnh đó, người ta thường bảo rằng việc ra mộ thắp hương vào khoảng thời gian này còn có thể giúp bạn cân bằng tâm trạng cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Ra mộ thắng hương rằm tháng 7 còn giúp bạn gặp nhiều bình an, may mắn và hóa giải điều xui.
Vậy là toàn bộ những thắc mắc về việc thắp hương rằm tháng 7 và tháng cô hồn đã được Thoiviet giải đáp một cách chi tiết và tận tình. Mong rằng qua đây có thể giúp mọi người hiểu hơn về ngày lễ này nhé!