Mọi thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà bạn cần

Cổ là bộ phận rất quan trọng của cơ thể chúng ta. Nó là cầu nối giữa đầu và thân người cũng như thực hiện những chức năng nhất định. Có một chứng bệnh liên quan đến cổ mà ai cũng có nguy cơ mắc phải đó là thoái hóa đốt sống cổ. Vậy bạn đã bết được những thông tin gì chứng bệnh này? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu được một cái nhìn đầy đủ về bệnh lý này từ nguyên nhân, triệu chứng biểu hiện, cách chữa phòng tránh… cùng tìm hiểu nhé.

——————–Thông tin của bài viết———————–

Vai trò của đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ

Hệ thống xương cột sống của mỗi người gồm có 33 đốt sống được chia theo từng vị trí khác nhau. Cột sống cổ gồm có 7 đốt xương sống được kí hiệu từ C1 đến C7 kết nối với nhau bởi đĩa đệm.

Có 3 chức năng chính của đốt xương cổ là:

  • Chống đỡ đầu và nối liền nó với phần dưới của cơ thể
  • Chứa và bảo vệ tủy sống cùng với các hệ thống dây thần kinh, mạch máu đi qua nó
  • Tham gia vào một số hoạt động của cơ thể như là quay đầu, ngửa đầu, cúi đầu…

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau – Theo Wikimpedia

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Như đã đề cập thì cổ là bộ phậm tham gia vào khá nhiều hoạt động của cơ thể cho nên có chỉ ra các nguyên nhân gây ra bệnh lý như sau:

Tuổi tác

Đây là nguyên nhân mà ai cũng phải mắc phải không sớm thì muộn. Những người trong độ tuổi từ 50 trở đi đều có nguy cơ mắt bệnh. Bởi trong khoảng thời gian này cơ thể bắt đầu bước vào thời kì thoái hóa tự nhiên làm cho xương khớp suy yếu và lão hóa.

Dinh dưỡng

Điều này bắt ngườn từ chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể cần thiết. Đối với các chứng bệnh về xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng thì đó chính là canxi. Do canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương ở con người. Chính vì vậy việc không cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể thì xương sẽ nhanh bị thoái hóa, giòn và dễ gãy hơn.

Đặc thù công việc

Nguyên nhân này ngày càng phổ biến do yêu cầu công việc của mỗi người. Những đối tượng như là người làm công việc văn phòng, lái xe, thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ… thì việc thường xuyên phải đứng hay ngồi ở 1 tư thế trong một thời gian là điều khó tránh khỏi. Những điều này sẽ kích thích sự tổn thương xương đốt sống cổ đẩy nhanh quá trình thoái hóa đốt sống cổ.

Tại nạn chấn thương

Xảy ra khi bạn là người đã từng bị các chấn thương do tai nạn tại vùng cổ. Thời điểm đó bạn chưa điều trị dứt điểm tận gốc thì sau 1 khoảng thời gian trở lại vận động những chấn thương này sẽ tái phát. Từ đó gây ra sự lão hóa cũng như đau mỏi xương khớp ở vùng quanh cổ.

Vận động quá sức

Quá trình tập luyện thể dục thể thao là rất có ích đối với sức khỏe cơ thể. Nhưng khi bạn quá lạm dụng việc tập luyện như là không có phương pháp tập đúng quy trình và mật độ. Lúc này vô hình bạn đang thúc đẩy quá trình gây tổn thương cho hệ thống xương khớp trong đó có cổ. Và cuối cùng việc bị thoái hóa đốt sống cổ là điều đương nhiên.

Do các bệnh lý về xương khớp khác

Chấn thương thúc đẩy quá trình thoái hóa

Chấn thương thúc đẩy quá trình thoái hóa

Do cổ là phần nhỏ của hệ thống xương cột sống trên mỗi cơ thể cho nên mọi bệnh lý liên quan đến cột sống đều có thể gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Có thể kể đến như là:

  • Thoái vị đĩa đệm: do các đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống với nhau bị lún, xẹp, mất nước, trượt.
  • Thoái hóa khớp: các khớp nằm bên ngoài đốt sống nhằm kết nối 2 đối sống liên kề với nhau bị giảm độ đàn hồi vốn có.
  • Gai cột sống: hình thình khi lượng canxi dư thừa tích tụ lại tại các mỏm đầu đốt sống xương.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình – Nguồn wikipedia

Mang thai

Phụ nữ trong và sau thời kì mang thai sẽ bị thiếu hụt lượng canxi do cơ thể không thể cung cấp đầy đủ kịp thời được. Chính vì vậy sẽ thúc đẩy quá trình hình thành bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở phụ nữ sớm hơn nam giới.

Ngủ nghỉ không đúng tư thế

Trong cả giấc ngủ nếu bạn chỉ giữ 1 tư thế nhất định thì điều này là không nên bởi cũng sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống cổ. Cho nên ban đêm nếu có thể bạn cũng nên thay đổi từ 2 đến 3 tư thế ngủ để giúp vùng cổ được thư giãn nhất.

Triệu chứng kèm dấu hiệu của bệnh

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì có 7 giai đoạn bệnh cùng với đó là có các triệu chứng khác nhau.

Giai đoan 1: đau cấp tính

triệu chứng giai đoạn 1 khi mắc bệnh

triệu chứng giai đoạn 1 khi mắc bệnh

Được gọi là gian đoạn đau đốt sống cổ cấp tính với các cơn đau xuất hiện đột ngột tại đây. Khi xoay cổ thì nghe thấy có tiếng khục khục gây đau đớn hạn chế việc vận động cổ. Các cơn đau có thể xuất hiện trời lạnh hoặc nằm gối quá cao.

Cơn đau tăng lên khi làm việc hay ho nhưng sẽ biến mất nhanh chóng khi ngỉ ngơi. Thỉnh thoảng việc nhìn lên tràn nhà và xoay cổ cũng sẽ thấy đau và cứng.

Giai đoạn 2: đau mãn tính

Khi bệnh đã khởi phát ở giai đoạn 1 thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn này. Thông thường thì sau 1 năm đối với 30% người bệnh, 1 đến 5 năm với 25%, sau 5 đến 10 năm là 19%. Các cơn đau trog giai đoạn này giống với giai đoạn 1 nhưng diễn ra thường xuyên hơn và đau hơn. Người bệnh khi ngủ sẽ bị tuột khỏi gối, mỗi khi thức giấc đều có cảm giác khó chịu và đau nhức vùng cổ.

Giai đoạn 3: hạn chế vận động

Dựa vào tầm hoạt động của cổ đơi với người bình thường để xác định xem người bệnh đã mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn này hay chưa.

  • Cúi cổ: chỉ cúi được một góc nhỏ hơn 45 độ tức là cằm không chạm tới xương ức nếu cố thực hiện sẽ xuất hiện cơn đau.
  • Ngửa cổ: cũng chỉ ngửa được một góc nhỏ hơn 45 độ. Được xác định tương đối bằng việc không thể nhìn thẳng lên trần nhà mà tầm nhìn sẽ bị chéo. Lúc này cũng sẽ nhận thấy cơn đau vùng cổ.
  • Quay cổ sang 2 bên với góc nhỏ hơn 45 độ. Có những người thì khi xoay sẽ thấy đau, một số khá thì không thể thực hiện điều này.
  • Gập nghiêng 2 bên một góc nhỏ hơn 45 độ và không vượt quá 60 độ. Một số trường hợp đặc biệt thì chỉ có thể gập 10 độ là không thể tiếp tục.

Giai đoạn 4: hội chứng rễ thần kinh

Thoái hóa gây chèn ép ây thần kinh

Thoái hóa gây chèn ép ây thần kinh

Trong giai đoạn này thì triệu chứng của bệnh chia làm 2 triệu chứng sau:

Hội chứng rễ những cơn đau diễn ra theo dải và xuất hiện ở phía sau gáy. Sao đó sẽ kéo dần lên đầu hoặc là từ cổ qua vai và xuống cánh tay. Mức độ diễn ra những cơn đau này không giống nhau mà có thiên hướng trải đều khắp vùng cổ.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cưng người bệnh sẽ có cảm giác giống như một luồng điện. Bắt đầu từ cổ chạy qua xương ống sống hoặc là cả tay và chân. Dễ dàng nhận biết triệu chứng này khi bạn cúi người về phía trước. Chúng có thể biến mất ngay sau đó hoặc kéo dài vài ngày.

Giai đoạn 5: một số tổn thương bên ngoài cổ

Tổn thương tại đốt sống cổ lên các vị trí khác nhau

Tổn thương tại đốt sống cổ lên các vị trí khác nhau

Triệu chứng ở giai đoạn này là các cơn đau vùng trán, vùng chẩm tại các đốt sống cổ từ C1 đến C4 gây ra các biểu hiện như là nhức đầu, hay nấc… Ngoài ra thì còn có một số biểu hiện khác như là đau mờ mắt, hay quên, da đen sạm, vùng cổ ốm yếu ki di chuyển. Không những thế còn bị hiện tượng tiểu đại tiện không tự chủ được.

Gian đoạn 6: cột sống bị biến dạng

Khi người bệnh ở trong gian đoạn thì rất dễ nhận biết thông qua cá biểu hiện ngoài hình thể. Có thể kể đến như là việc vận động cổ gần như bằng 0. Cột sống cổ bị cong vẹo, sái và biến dạng. Đôi khi còn khiến cho gai xương xuất hiện làm tăng khả năng bị bệnh phồng lồi đĩa đệm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Gian đoạn 7: rễ thần kinh bị tổn thương

Đến lúc này là trường hợp bệnh đã quá nặng rồi chính vì vậy mà các triệu chứng diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Còn có thể kèm theo những triệu chứng có thể có là nhiệt độ cơ thể và mồ hôi tiết ra giảm nhanh chóng, phản xạ dựng lông tại cổ có thể mất đi, mất phản xạ và vận động toàn bộ vùng cổ dẫn đến việc bệnh nhân chỉ có thể nằm một chỗ.

Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Chèn ép dây thần kinh

biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ

Chứng bệnh này sẽ gây tổn thương lên các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ. Qua đó sẽ chèn ép lên các dây thân kinh và tủy sống tại đây. Khi có hiện tượng này xảy ra với bạn thì ngoài các cơn đau, cứng cổ ra thì sẽ kèm theo triệu chứng ngứa, tê, yếu dần vùng cánh tay. Từ đó sẽ dẫn đễn việc hoạt động cơ bắp bị yếu đi làm mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột.

Đau ngực cũng là một biến chứng của việc chèn ép dễ dây thần kinh gây nên. Thông thường thì là do 2 đốt sống c6 và C7 bị thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh. Đối với vị trsi đốt xương C6 thì sẽ gây ra những cơn đau dọc theo vùng xương bả vai rồi lan xuống chi tay. Còn đối với vị trí C7 sẽ gây cơn đau dọc theo xương bả vai qua nách tới ngón giữa của bàn tay.

Gây hẹp ống sống

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ thì có khả năng bệnh lý sẽ làm thay đổi cấu trúc của đốt xương làm xuất hiện các gai xương. Từ đó sẽ thu hẹp khoảng không chữa tủy sống. Lúc này sẽ khiến cho một số bộ phận như thân minhg, bụng trước 2 tay bị tê yếu.

Khi các cơ yếu đến một mức độ nào đó thì những chúng sẽ rung lên mỗi khi đụng vào hoặc vận động quá sức. Đến mức độ cuối cùng sẽ là cho người bên khó khăn khi đi lại, 2 tay không thể làm việc cử động như bình thường được. Kèm theo đó là chứng tiểu khó, táo bón hoặc là thiếu hơi khi thở.

Làm tăng huyết áp

Khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ nó sẽ khiến cho huyết áp tăng cao hay giảm xuống. Thông thường sẽ gặp trường hợp bị tăng huyết áp là chủ yếu. Bởi 2 chứng bệnh cao huyết áp và thoái hóa này những người cao tuổi thường có. Chính vì vậy mà hai loại bệnh này thường biểu hiện cùng với nhau.

Hội chứng liệt cơ tạm thời

Biến chứng của bệnh gây bại liệt

Biến chứng của bệnh gây bại liệt

Điều này khá nguy hiểm bởi có thể bị khi chúng ta đang đứng hoặc là đi bộ. Hội chứng sẽ làm toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái tê liệt nhất thời. Đến khi cơ thể ngã hoàn toàn xuống đất thì mọi việc sẽ trở lại bình thường.

Liệt tứ chi

Đây chắc hẳn là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh thoái hóa đốt sống cổ mang lại. Nó sẽ khiến cho người bệnh tê đau chân khi di chuyền trên quãng đường ngắn. Trong một số trường hợp đặc biệt thì còn có thể bị đi tiểu nhiều lần, tiểu gắp, tiểu khó khăn không tự chủ được…

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không

Bệnh có khả năng chữa khỏi được không

Bệnh có khả năng chữa khỏi được không

Đến đây bạn đã có thể hiểu và biết rõ được vẫn đề này  từ các nguyên nhân rồi. Nhắc lại cho bạn đọc thì đây là một chứng bệnh tồn tại và phát triển theo quá trình thoái hóa tự nhiên. Mà điều này là không có bất kì một phương pháp nào có thể ngăn lại.

Cho nên không thể điều trị khỏi hoàn toàn được bệnh. Nhưng không sao nếu bạn phát hiện kịp thời để có thể điều trị thì bạn có thể giảm đi 90% triệu chứng của bệnh. Hiện nay tất cả mọi bệnh lý chứ không riêng gì bệnh thoái hóa đốt sống cổ này đều có 2 hướng là điều trị bảo tồn và không bảo tồn.

Chuẩn đoán tình trạng bệnh

Điều này rất quan trọng bởi không chỉ phát hiện được bệnh lý này mà còn có thể ngăn ngừa những bệnh khác. Các bước chuẩn đoán sẽ bao gồm việc xét nghiệm chuyển động và xác định các dây thần kinh, xương và cơ bắp bị ảnh hưởng.

Bước đầu tiên

Đầu tiên bác sĩ sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng của bệnh rồi sẽ yêu cầu bạn thực hiện các động tác như một đợt kiểm tra. Điều này sẽ cho thấy tình trạng phản xạ của bạn, kiểm tra được sự suy nhược cơ bắp hoặc kém nhạy bén của giác quan cuối cúng là phạm vi chuyển động của cổ.

chuẩn đoán bệnh lý bằng hình ảnh

chuẩn đoán bệnh lý bằng hình ảnh

Từ đó sẽ có những thông tin cần thiếu. Nếu nghi ngờ bạn bị thoái hóa đốt sống cổ thì sẽ chuyển qua giai đoạn 2 dùng hình ảnh để chuẩn đoán tình trạng. Một số phương pháp có thể sử dụng đó là:

Máy chuẩn đoán hình ảnh

  • Chụp x-quang để kiểm tra xương bị kích thích hoặc có các bất thường khác
  • Chụp CT san cung cấp hình ảnh chi tiết về cổ của bạn
  • Máy chụp cộng hưởng từ MRI sẽ xuất ra hình ảnh rõ nét bằng cách sử dụng sóng radio và một từ trường để xác định được vị trí dây thần kinh bị chèn ép.
  • Sử dụng thuốc tiêm myelogram để xác định khu vực gặp vấn đề của cột sống sau đó dùng 2 phương pháp chụp hình kể trên để có hình ảnh chi tiết hơn.
  • Sử dụng electromygram kiểm tra xem dây thần kinh có hoạt động bình thường không khi gửi thông tin đến các cơ bắp.
  • Cuối cùng là nghiên cứu kiểm tra tốc độ và sức mạnh của những tín hiệu này khi được gửi qua dây thần kinh. Bằng cách đặt các điện cực lên vị trí da có dây thần kinh.

Phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn

Đối với phương pháp này chủ yếu là việc sử dụng các loại thực phẩm bổ trợ hoặc là chế độ vận động sinh hoạt hợp lý.

Uống thuốc là cách chữa bệnh đơn giản nhất

Uống thuốc là cách chữa bệnh đơn giản nhất

Uống thuốc

Đầu tiên phải kể đến là các loại thuốc giảm đau giãn cơ như cyclobenzaprine, hydrocodone. Ngoài ra thì một số loại thuốc khá cũng được nhiều người bệnh sử dụng như là thuốc chống động kinh gabapentin, tiêm thuốc steroid, thuốc kháng viêm không steroid theo toa diclofenac.

Tiếp theo là các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có xunh quanh ta. Chẳng hạn như là lá lốt, ngải, cứu, tướng quân, rồi các vị thuốc trong những bài thuốc của các lương y đông y. Sử dụng cách chữa này thì cần phải có thời gian chứ không thể khỏi ngay trong 1 2 ngày được.

Kế đến là các phương pháp áp dụng từ kinh nghiệm dân gian. Chúng có thể là chườm nóng, chườm lạnh, hoặc là sử dụng các loại lá cây đem rang nóng rồi đắp lên vùng cổ bị đau sẽ có tác dụng. Ngoài ra còn có những biện pháp như là xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu cũng có những hiệu quả nhất định trong việc điều trị.

Tập luyện cơ thể

Tiếp đến là áp dụng các cách vận động cơ thể đã được các chuyên gia trong ngành nghiên cứu kĩ càng. Đó có thể là các bài tập được sự hỗ trỡ của các loại máy móc dưới sự dám sát của bác sĩ. Hay là các động tác tập thể dục nhẹ nhàng cho vùng cổ có thể hoạt động một cách nhẹ nhàng nhất. Thậm chí là môn thể thao bơi lội cũng sẽ rất có ích với bệnh nhân.

Ngoài 4 cách chữa thoái hóa đốt sống cổ kể trên thì bạn có thể kết hợp với việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bằng cách sử dụng các loại thảo dược kể trên có tác dụng giảm đau nhức. Cũng như có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Phương pháp điều trị xâm lấn

Đây chính là biện pháp có tác dụng hiệu quả cao nhất. Nhưng chỉ được áp dụng cuối cùng khi tất cả các biện pháp kể trên không có tác dụng đó là phẫu thuật. Đây la biện pháp cuối cùng bởi những khuyết điểm còn tồn tại. Dù là khoa học công nghệ có tiến bộ đến đâu thì chúng vẫn chưa được khắc phục triệt để. Chẳng hạn như là nhiễm trùng vết mổ, điều trị chưa dứt điểm, cơ địa của bệnh nhân không phù hợp với phương pháp…

Gối cho người thoái hóa đốt sống cổ

gối ngủ chữ S hỗ trợ tốt cho cổ

gối ngủ chữ S hỗ trợ tốt cho cổ

Điều này tưởng chừng là đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh lý. Khi bệnh nhân sử dụng các loại gối mềm bình thường sẽ chỉ làm các cơn đau nhức phát triển hơn mà thôi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì loại gối có chất liệu bằng cao su không cứng quá và mềm quá và có hình chữ S được khuyên dùng.

Bởi những chiếc gối này sẽ có tác dụng nâng đỡ cột sống cổ khi ngủ. Đường gấp hình chữ S hạn chế được tình trạng nhừng thở khi ngủ. Không những thế còn giảm được tình trạng trẹo cổ mỗi khi thức dậy.

Phòng ngừa bệnh lý

phòng bệnh là cách giảm thiểu triệu chứng khi mắc bệnh tốt nhất

phòng bệnh là cách giảm thiểu triệu chứng khi mắc bệnh tốt nhất

Từ các nguyên nhân cũng như triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ được kể trên. Có một số việc phòng bệnh thật sự là dễ dàng đúng không.

  • Trước hết là bạn phải tránh các tác động của nghề nghiệp như tư thế vận động sai.
  • Tiếp đó là phải có chế độ ngủ nghỉ, vận động hợp lý tránh các tác động đến vùng cổ.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các thực phẩm không tốt. Lựa chọn thực phẩm thông minh cho bản thân
  • Ăn ăn những thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin C, sắt, vitamin. Các chất này có nhiều trong sữa, mật mía đen, rau lá xanh đậm, cá hồi, đạu phụ, cá mòi, các loại trái cây họ cam, quýt, dâu tây, bông cải xanh. Ngoài ra thì có một số loại thực phẩm khác như là thịt cá, gia cẩm và nội tạng của chúng.
  • Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích. Những loại đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, những loại thịt chứa nhiều đạm như bò, dê, chó…

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn đọc và người bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Mong rằng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này. Chúc bạn luôn thành công trong việc phòng tránh bệnh tật.

Những bài viết của tôi :

https://www.linkedin.com/pulse/nh%E1%BB%AFng-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-gai-c%E1%BB%99t-s%E1%BB%91ng-l%C6%B0ng-v%C3%A0-c%C3%A1ch-ch%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BA%A1t-tr%E1%BA%A7n/

https://www.linkedin.com/pulse/%C4%91au-d%C3%A2y-th%E1%BA%A7n-kinh-t%E1%BB%8Da-l%C3%A0-g%C3%AC-c%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-m%E1%BB%9Bi-2019-%C4%91%E1%BA%A1t-tr%E1%BA%A7n/

https://www.linkedin.com/pulse/%C4%91au-l%C6%B0ng-l%C3%A0-b%E1%BB%87nh-g%C3%AC-nguy%C3%AAn-nh%C3%A2n-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-c%C3%A1ch-ch%E1%BB%AFa-%C4%91%E1%BA%A1t-tr%E1%BA%A7n/

https://www.linkedin.com/pulse/tho%C3%A1i-h%C3%B3a-%C4%91%E1%BB%91t-s%E1%BB%91ng-c%E1%BB%95-l%C3%A0-g%C3%AC-nguy%C3%AAn-nh%C3%A2n-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-%C4%91%E1%BA%A1t-tr%E1%BA%A7n/

https://www.linkedin.com/pulse/b%E1%BB%87nh-tho%C3%A1t-v%E1%BB%8B-%C4%91%C4%A9a-%C4%91%E1%BB%87m-l%C3%A0-g%C3%AC-nguy%C3%AAn-nh%C3%A2n-c%C3%A1ch-%C4%91i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-%C4%91%E1%BA%A1t-tr%E1%BA%A7n/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *