Muỗi là một loài côn trùng tồn tài ở khắp nơi trên thế giới, chỉ cần nơi nào có nước là nơi đó sẽ xuất hiện muỗi. Đây là một loài nguy hiểm cho sức khỏe của con người, vì thế mọi người cần tìm hiểu rõ về cách phát triển cũng như các đặc tính của nó để từ đó có cách phòng tránh phù hợp.
Bài viết dưới đây Thoiviet sẽ chia sẻ đến mọi người các giai đoạn trong vòng đời của muỗi và thời gian sống, tập tính của nó. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Vòng đời của muỗi
Dù sống ở trong môi trường nào thì tất cả muỗi cũng đều trải qua vòng đời có 4 giai đoạn như nhau: trứng, ấu trùng, nhộng và muỗi trưởng thành.
Thời gian phát triển của muỗi từ lúc trứng cho đến khi trưởng thành sẽ từ 1 – 3 tuần.
Trứng
Muỗi vằn cái Aedes sau khi hút máu từ người hoặc các loài động vật có vú sẽ bắt đầu đẻ trứng.
Trung bình mỗi lần đẻ sẽ từ 100 – 200 trứng và trong vòng đời của muỗi cái nó sẽ đẻ khoảng 5 lần như vậy. Số lượng trứng sẽ tùy thuộc vào lượng máu mà nó đã hút.
Muỗi không giống với các loại côn trùng khác đẻ vào chung một chỗ mà nó sẽ đẻ thành từng đợt nhỏ tùy thuộc vào điều kiện môi trường.
Thông thường trứng muỗi sẽ được đặt ở những khu vực có khả năng bị ngập nước hoặc nơi có bề mặt ẩm ướt như gốc cây, thùng phi, chai, lọ, bình hoa, bồn chứa, lốp xe…
Trứng muỗi lúc mới sinh sẽ có màu trắng, sau vài phút nó sẽ chuyển sang màu đen bóng. Trong môi trường khí hậu ấm áp tốc độ phát triển của trứng sẽ nhanh hơn, chỉ trong vòng 2 ngày. Nếu trong thời tiết khắc nghiệt, lạnh hơn thì có khi 1 tuần trứng mới nở.
Nếu trứng không gặp được nước thì có khi nó phải mất hơn 1 năm mới nở được, nhưng khi được tiếp xúc với môi trường có nước chúng sẽ nở ngay.
Ấu trùng
Ấu trùng muỗi hay còn gọi là bọ gậy, lăng quăng, nó sẽ dành hầu hết thời gian của mình để trên bề mặt nước.
Giai đoạn này ấu trùng sẽ có 4 lần thay da, mỗi một lần thay kích thước của nó sẽ lớn hơn. Và trong lần thay da thứ 4, ấu trùng sẽ biến thành nhộng.
Đa số các loại ấu trùng đều sẽ có ống siphon để thở (ở cuối phần đuôi) và treo lộn ngược từ mặt nước để thở. Tuy nhiên trong vòng đời của muỗi Anophen – loài muỗi gây bệnh sốt rét, ấu trùng của nó lại không có vòi thở. Do đó chúng sẽ nằm song song với mặt nước để hấp thụ được lượng oxy thông qua các lỗ thở trên da.
Ấu trùng thường ăn các chất hữu cơ có trong nước như tảo và các loại vi sinh vật. Chúng sống trên bề mặt nước và chỉ lặn xuống đáy nếu trên bề mặt nước bị khuấy động.
Giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài từ 4 – 14 ngày tùy vào nhiệt độ nước và nguồn thức ăn sẵn có.
Nhộng
Nhộng là giai đoạn thứ 3 trong vòng đời của muỗi. Ở giai đoạn này, nhộng sẽ bất động và chỉ phản ứng với các kích thích. Sẽ mất khoảng 2 ngày để nhộng có thể nở thành muỗi trưởng thành.
Khi đã phát triển hết đầy đủ các bộ phận, muỗi sẽ phá lớp da bảo vệ và nuốt không khí để mở rộng bụng, cánh và đầu.
Trưởng thành
Ở giai đoạn trưởng thành, muỗi đã có đầy đủ chức năng cơ thể. Muỗi cái sẽ bắt đầu đi tìm kiếm bạn tình để thực hiện giao phối, sau khi giao phối nó sẽ đi tìm và hút máu người hoặc động vật để nuôi trứng. Trong khi đó thì muỗi đực sẽ chỉ đi hút nhựa cây và thụ phấn cho cây.
Vòng đời của muỗi bao nhiêu ngày sẽ còn tùy thuộc vào muỗi đực hoặc muỗi cái.
Muỗi sống được bao lâu
Theo Hiệp hội Kiểm soát Muỗi Hoa Kỳ (AMCA) cho biết, tuổi thọ của muỗi sẽ có sự khác nhau tùy theo loài, phần lớn muỗi cái sẽ có tuổi thọ dài hơn muỗi đực.
Trong điều kiện bình thường, muỗi cái trưởng thành trung bình có thể sống được từ 20 – 40 ngày, muỗi đực từ 9 – 12 ngày. Tuy nhiên, tuổi thọ thực của muỗi sẽ còn tùy thuộc vào môi trường sống và mùa.
Đặc tính thú vị của loài muỗi
Đốt người vào buổi sáng hoặc chiều tối
Muỗi có tập tính chích hút máu người vào buổi sáng hoặc buổi chiều, đa số chúng thường sống ở trong nhà, nơi gần người, môi trường sống của chúng là ở những nơi ẩm ướt , có nước đọng…
Muỗi đực không hút máu người
Nhiều người lầm tưởng cả muỗi đực và muỗi cái đều hút máu người để sinh sống và phát triển, tuy nhiên thực tế chỉ có muỗi cái hút máu mà thôi, muỗi đực hút nhụy hoa để sống sót và tồn tại.
Muỗi có thói quen bay quanh đầu
Muỗi là 1 loài côn trùng đặc biệt bởi nó có thể cảm nhận được khí CO2 ở khoảng cách 30m. Khi chúng ta thở khí CO2 qua đường mũi và miệng nên muỗi sẽ có thói quen bay quanh đầu. Đó cũng chính là lý do bạn hay nghe tiếng vo ve của muỗi bên tai vô cùng khó chịu.
Muỗi bay khá chậm
Mọi người thường hay lầm tưởng về tốc độ bay của loài muỗi vì nghĩ rằng chúng cần phải bay rất nhanh thì mới có thể hút máu người và tồn tại được. Tuy nhiên thực tế muỗi chỉ có thể bay với tốc độ từ 1.6 km/h – 2.4 km/h mà thôi.
Chính vì vậy, muỗi được xếp vào danh sách một trong những loài côn trùng bay chậm nhất thế giới.
Muỗi có thể bị nhiễm ký sinh trùng
Loài muỗi cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng rất nhiều. Chúng sẽ gây nên bệnh sốt rét, sốt xuất huyết…, hút máu nhiều và thường xuyên hơn so với những lúc bình thường.
Các loại virus làm tăng sự thèm khát máu của muỗi
Các loại virus gây nên bệnh sốt xuất huyết chính là nguyên nhân khiến muỗi trở nên khát máu hơn bình thường. Loại virus này sẽ làm kích hoạt các gen làm tăng cảm nhận mùi của loài muỗi, khiến chúng trở thành thợ săn mồi giỏi hơn bình thường nhiều lần.
Là loài động vật nguy hiểm nhất thế giới
Không có gì quá ngạc nhiên khi nói rằng muỗi là loài động vật nguy hiểm nhất thế giới bởi những hậu quả mà nó mang lại. Theo thống kê cho thấy muỗi là loài sinh vật giết chết nhiều người nhất bởi nó có khả năng truyền các bệnh vô cùng nguy hiểm 1 cách nhanh chóng như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, sốt vàng…
Theo ước tính của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình cứ 45 giây ở châu Phi lại có 1 trẻ em bị chết do mắc phải bệnh sốt rét.
Cách đuổi muỗi hiệu quả
Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt là lúc muỗi sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Dù tất cả các cửa trong nhà đều đã đóng, mặc đồ dài đầy đủ nhưng chúng vẫn có thể tấn công bạn vì một sơ suất nào đó.
Chính vì vậy, hãy chủ động đuổi muỗi bảo vệ người thân của mình bằng những cách đơn giản, dễ thực hiện dưới đây:
Đuổi muỗi bằng tinh dầu
Đây là một cách đơn giản và dễ thực hiện nhất, được rất nhiều người áp dụng trong thời gian qua.
Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu oải hương, tinh dầu sả, tinh dầu tràm… bôi lên người hoặc quần áo để muỗi không dám bu lại gần.
Đuổi muỗi bằng dầu gió
Nếu bạn không có tinh dầu thì có thể sử dụng dầu gió để có thể giúp đuổi muỗi nhanh chóng.
Trong dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà gồm chất nepetalactone, hợp chất khiến cho muỗi bị choáng và mất thăng bằng khi hít phải.
Bạn có thể thoa dầu gió lên người, lên quần áo hoặc thoa trực tiếp lên vết muỗi đốt sẽ làm vết thương nhanh lành và đỡ ngứa rát hơn rất nhiều.
Đuổi muỗi bằng nước rửa chén bát
Sẽ có khá nhiều người bất ngờ khi nghe nói đến việc đuổi muỗi bằng nước rửa chén bát, tuy nhiên cách này lại vô cùng hiệu quả.
Bạn cho 1 ít nước rửa chén vào đĩa rồi đem để ở ngoài nhà, một lúc sau muỗi sẽ chỉ tập trung ở khu vực đó mà không bay vào nhà nữa.
Trồng cây có công dụng đuổi muỗi
Bạn có thể trồng các loại cây như sả, húng quế, bạc hà… trong nhà hoặc ngoài vườn để xua đuổi muỗi.
Các loại cây này vừa thân thiện với môi trường vừa không gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt công dụng đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả.
Dùng thuốc xịt muỗi chất lượng
Sử dụng các loại thuốc xịt muỗi để giúp xua đuổi, tiêu diệt muỗi một cách nhanh chóng và hiệu quả, giúp mang lại cho gia đình bạn một không gian sống thoải mái và bảo vệ sức khỏe các thành viên gia đình mình một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- 6 lý do tại sao chó thích ngủ với người? Có nên cho chó ngủ chung không?
- Tại sao mèo thích ngủ với người? Ngủ chung với mèo có vấn đề gì không?
- Giải mã bí ẩn tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết
Với các thông tin thú vị về muỗi mà Thoiviet chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn vòng đời của muỗi cũng như các biện pháp đuổi muỗi nhanh chóng, hiệu quả. Đừng quên theo dõi Thoiviet để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!