Bột mì là một trong những loại bột thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Đây là nguyên liệu không thể thiếu để làm nên những món bánh thơm ngon và đa dạng. Dù quá quen thuộc với loại nguyên liệu này nhưng nhiều người vẫn chưa biết bột mì làm từ gì. Vậy nên hôm nay Thoiviet sẽ cung cấp thông tin đến mọi người về bột mì ngay tại đây nhé!
Bột mì là gì?
Để tìm hiểu về bột mì làm từ gì thì trước hết cần phải nắm rõ về khái niệm của bột mì. Bột mì hay còn được gọi với cái tên khác là bột lúa mì. Đây là một trong những loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì hoặc các loại ngũ cốc.
Bột mì là nguyên liệu chính để làm nên các loại bánh mì, bánh bông lan, bánh gato,… Bột mì thường có màu trắng và rất mịn.
Lúa mì là cây lương thực có sản lượng lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau lúa gạo và ngô. Tuy nhiên loại cây này không được trồng ở Việt Nam mà chỉ có một số nhà máy nhập khẩu lúa mì từ nước ngoài về, sau đó chế biến thành bột mì để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.
Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm mua bột mì ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng đồ khô hay các cửa hàng bán nguyên liệu pha chế và làm bánh. Giá của bột mì cũng tương đối khá rẻ, chỉ từ 10.000đ – 80.000đ/kg tùy loại.
Bột mì là nguyên liệu có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như tinh bột, protein, vitamin (B1,B2, B3, B6,…) và các khoáng chất selen, mangan.
Bột mì làm từ gì?
Bột mì làm từ gì là vấn đề mà khá nhiều người vẫn còn chưa biết đến. Bột mì là loại bột được sản xuất từ lúa mì xay mịn. Trong quá trình xay nhuyễn, vỏ cám và phôi sẽ được tách ra, phần nội nhũ còn lại của hạt lúa mì sẽ được nghiền nát tới một độ mịn tiêu chuẩn dạng bột mì.
Lúa mì là một loại lương thực nhiệt đới có nguồn gốc ở Tây Nam Á, sau này, được con người gieo trồng ở khắp mọi nơi ở trên thế giới. Lúa mì đã xuất hiện từ 3000 năm Trước Công Nguyên, đây là một loại lương thực quan trọng và hữu dụng trong đời sống con người.
Ban đầu lúa mì chỉ có ở một vài nước để làm lương thực. Nhưng đến ngày nay, lúa mì được trồng nhiều nơi hơn và cũng được sử dụng phổ biến với nhiều mục đích hơn.
Không chỉ là làm bánh mì, bánh kẹo,… mà lúa mì còn là nguyên liệu để làm nên bia, rượu để phục vụ đời sống con người. Nhiều nơi còn trồng lúa mì để làm thức ăn cho trâu, bò.
Tổng hợp những loại bột mì
Hiện nay, bột mì được sản xuất rất đa dạng với nhiều loại khác nhau. Nếu phân loại theo màu sắc thì sẽ có 2 loại là bột mì đen và bột mì trắng. Bột mì đen được làm từ lúa mì đen, còn bột mì trắng được làm từ nguyên liệu lúa mì trắng.
Tuy nhiên, thông thường người ta sẽ phân loại bột mì theo công dụng của chúng. Dựa vào hàm lượng protein trong bột mì mà người ta phân loại thành các loại bột sau:
Bột mì đa dụng
Bột mì đa dụng hay còn gọi là bột mì thường (all purpose flour). Đúng như tên gọi của nó thì đây là loại bột mì phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi để làm nên nhiều món ăn như bánh gato, bánh ngọt, bánh quy, bánh mì,… Đây cũng là loại bột có hàm lượng gluten cao và không chứa bột nổi.
Bột mì số 8
Bột mì số 8 hay còn được gọi là Cake flour, loại bột này chứa hàm lượng protein thấp, độ mịn cao và có màu trắng. Người ta thường sử dụng Cake flour để làm bánh bông lan, bánh ngọt, cupcake,…
Bột mì số 11
Bột mì số 11 được gọi với nhiều cái tên khác như bột mì cứng, bột bánh mì, bột cái cân, bread flour,… Loại bột này có đặc điểm là hàm lượng gluten cao, dùng để làm các loại bánh kết cấu chắc, giòn và dai.
Bột mì số 11 được mọi người sử dụng nhiều để làm bánh mì, bánh tart trứng, bánh donut, pizza,… Các loại bánh sử dụng bột mì số 11 thường kết hợp thêm với bột nở giúp bánh có thể tích lớn, nở xốp và tơi hơn.
Self-raising flour
Self-rising flour là loại bột mì đã được pha sẵn với muối và baking powder. Loại bột này thường có tính ứng dụng không nhiều, sử dụng phổ biến để làm bánh cookie.
High – gluten flour
High – gluten flour là một loại bột mì gần giống với tính chất của bột mì số 11. Tuy nhiên loại bột này có độ cứng hơn, vì vậy mà người ta thường dùng bột này để làm đế bánh pizza hoặc bagel.
Pastry Flour
Pastry Flour là loại bột có màu trắng kem, thích hợp để làm vỏ bánh pie, cookie, muffins. Loại bột mì này có hàm lượng protein khá thấp nhưng lại cao hơn bột mì số 8.
Không chỉ có công dụng làm bánh, bột mì Pastry Flour còn được ứng dụng vào nấu ăn, người ta sử dụng loại nguyên liệu này như một loại bột tẩm, bột chiên giòn, giúp tạo ra lớp vỏ giòn tan cho các món chiên như gà rán, khoai tây chiên, tôm chiên, cá viên chiên,…
Công dụng của bột mì trong nấu nướng
Người ta thường hỏi nhau rằng bột mì làm từ gì mà lại có nhiều công dụng trong đời sống đến vậy. Bột mì có công dụng chính là làm bánh mì và các loại bánh. Ngoài ra, bột mì còn được dùng để phổ biến trong chế biến thực phẩm với các công dụng như:
- Chất tạo độ chắc – độ đặc trong món ăn.
- Chất kết dính được sử dụng trong các loại thực phẩm chế biến.
- Tạo độ đục cho nhân bánh dạng kem.
- Tạo độ bóng nhất định cho các loại hạt.
- Sử dụng cho các loại kẹo dẻo để làm chất bền bọt.
- Tạo dạng gel trong các loại kẹo gum.
- Chế biến các loại nước thịt, súp và nhân bánh.
- Làm vỏ ngoài chiên giòn của các món như: tôm chiên, khoai tây chiên, cá viên chiên.
Cách bảo quản bột mì
Trong chủ đề bột mì làm từ gì, người ta cũng thường hỏi kèm theo các cách bảo quản bột mì lâu hư. Để bảo quản bột mì được lâu thì người ra thường đựng bột mì trong các bình hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy và đậy thật kín, không cho không khí bên ngoài lọt vào.
Đồng thời phải bảo quản bột mì ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, hay nguồn nhiệt cao hoặc quá thấp bởi nhiệt độ rất dễ làm biến đổi bột mì. Sau mỗi lần sử dụng thì phải đậy kín nắp vì bột khi bị ẩm sẽ vón cục.
Nếu bạn mua bột mì với số lượng lớn thì có thể cho bột mì vào túi ni lông kín khí và để vào ngăn đông tủ lạnh. Hoặc đồng thời bạn có thể để cả củ nghệ hoặc gừng to vào trong hộp đựng bột mì để ngăn côn trùng.
Một cách khác nữa để giúp cho bột mì luôn tươi và tránh xa côn trùng là cho 3 – 4 lá nguyệt quế vào trong hộp đựng bột mì. Hoặc bạn cũng có thể rắc một ít đinh hương xung quanh hộp đựng bột mì thì sẽ ngăn được bọ và côn trùng bén mảng tới.
Xem thêm:
- Mạch nha làm từ gì? Vị thuốc thần kỳ trong đời sống và y học
- Mù tạt làm từ gì? Hé lộ 5 công dụng tuyệt vời của mù tạt
- Xí muội làm từ gì? Hướng dẫn 4 cách chế biến xí muội ngon
- Bánh giò làm từ gì? Hướng dẫn 4 cách làm bánh giò thơm ngon tròn vị
Vậy là bài viết trên đây đã giải đáp được cho bạn thắc mắc bột mì làm từ gì và các loại bột mì hiện nay cũng như công dụng và cách bảo quản để bột mì lâu hư. Đừng quên theo dõi Thoiviet mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin hay nhé!