Không chỉ riêng lịch sử Việt Nam mà cả thế giới nói chung đều đã trải qua nhiều giai đoạn chính trị, mỗi giai đoạn là một chế độ khác nhau với những sự phát triển đáng kinh ngạc. Vậy chế độ quân chủ là gì? Nguồn gốc và nội dung của chế độ quân chủ như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được lý giải ngay tại bài viết của Thoiviet, theo dõi để tìm hiểu nhé!
Chế độ quân chủ là gì?
Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể, trong đó vua là người nắm mọi chủ quyền, hay nói cách khác là tất cả quyền lực trong nước thuộc về nhà vua. Chế độ quân chủ có hai hình thức, chính là quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
Chế độ quân chủ là hình thức chính thể phổ biến thường được áp dụng trong các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, trong một phạm vi, mức độ hạn chế và cả trong nhà nước tư sản. Đặc trưng của nền chính thể quân chủ là quyền lực tối cao trong một nhà nước thuộc về một người duy nhất chính là vua.
Vua thường lên ngôi theo nguyên tắc cha truyền con nối, “con vua thì lại làm vua”. Vua được xem là thiên tử – con trời, nên được xem là “thế thiên hành đạo” – thay trời trị dân hoặc có thể hiểu là người nhận sứ mệnh cai quản và an trị cuộc sống của dân từ thượng đế. Do đó vua cũng phải chịu trách nhiệm trước trời, thượng đế. Còn đối với dân, vua không chịu bất kỳ một trách nhiệm pháp lý nào.
Nguồn gốc của chế độ quân chủ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vào triều Nguyễn Gia Long cũng là một loại hình quân chủ chuyên chế tuyệt đối. Vua Gia Long đã có làm khác với mọi triều đại về trước, theo chủ trương “tứ bất – bốn không” – không lập hoàng hậu, không lập tể tướng, không lập thái từ và cũng không chiêu mộ trạng nguyên.
Bởi vua không muốn chia quyền lực với ai. Mọi việc lớn nhỏ đều được chỉ đạo dưới tay vua, để từ đó các nhà nho đương thời phải nhận xét rằng lớn như thiên hạ, nhỏ như một nước, nếu việc gì nhà vua cũng tự làm lấy thì một bậc thượng triết cũng không tranh khôn với thiên hạ, mà tranh khôn với thiên hạ là chạy đua với ngựa kí mà chạy đua với ngựa kí thì ít khi không vấp ngã.
Nhà nước quân chủ hạn chế thường tồn tại trong các nhà nước tư sản, ra đời trên cơ sở của sự thỏa hiệp giữa hai giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc của thời phong kiến, khi giai cấp tư sản chưa đủ mạnh để lật đổ phong kiến.
Còn tầng lớp quan liêu, quý tộc thì vẫn còn lực lượng và lợi dụng tâm lý tôn trọng vương quyền và uy tín của nhà vua để đưa ra thỏa hiệp, nhằm duy trì một phần những đặc quyền, đặc lợi của mình.
Cũng có những trường hợp trước khí thế mạnh mẽ của tầng lớp nhân dân, vô sản đông đảo, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tìm thấy trong sự thỏa hiệp đó sẽ có khả năng áp đảo lại được lực lượng quần chúng, thống nhất với nhau duy trì chế độ quân vương hạn chế với sự hạn chế quyền lực của vua bằng hiến pháp. Do đó thường được gọi là quân chủ lập hiến.
Hầu hết các nước theo chế độ quân chủ lập hiến ngày nay đã trở thành những nhà nước theo chế độ đại nghị, quốc hội, nghị viện giữ quyền lập pháp còn tất cả quyền hành pháp sẽ nằm trong tay chính phủ, còn quốc vương chỉ còn vai trò tượng trưng truyền thống.
Xét từ góc độ tìm kiếm những cơ sở, đơn vị bảo lãnh cho quyền lực của giai cấp tư sản, duy trì ưu thế nắm quyền chính trị cho giai cấp cầm quyền, chính thể quân chủ lập hiến với quốc vương giữ vị trí nguyên thủ quốc gia, lúc bình thường chỉ hạn chế vai trò trong tượng trưng tiêu biểu nhưng trong các trường hợp nguy cấp, vẫn có thể trở thành một lực cản chính trị đối với những phong trào cấp tiến có yêu sách thay đổi cơ bản chế độ xã hội.
Nội dung của chế độ quân chủ
Thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Mọi quyền lực, chi phối các hoạt động trong xã hội lúc này sẽ không còn tập trung trong tay vua hay hoàng hậu nữa mà chỉ là người lãnh đạo tinh thần mà thôi. Còn mọi quyền lực chi phối hoạt động trong xã hội sẽ do nghị viện, thủ tướng do dân bầu ra lãnh đạo.
Thể chế quân chủ là một trong những chế độ chính quyền lâu đời nhất tính đến hiện nay và cũng từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.
Chế độ quân chủ là một hình thức chính thể, trong chế độ này, vua là người chủ quyền lực, nắm mọi quyền hành và tất cả các quyết định hoạt động trong nước đều dưới sự ban hành và chỉ đạo của vua.
Xem thêm:
- Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là gì? Giải đáp thú vị về kiểu thời tiết này
- Giải đáp nước ta có mấy ngư trường trọng điểm? Đâu là ngư trường lớn nhất Việt Nam
- Lực ma sát có tác dụng gì? Ví dụ về ma sát trượt và ma sát nghỉ trong đời sống
- Hàng hóa là gì? Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp cho chủ đề chế độ quân chủ là gì. Mong rằng bài viết này của Thoiviet sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho mọi người nhé!