Chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một vài lần nghe cụm từ HR rồi đúng không, nhưng lại chẳng hiểu HR là gì mà mọi người lại đề cập nhiều đến vậy. Vậy nên hôm nay hãy cùng Thoiviet tìm hiểu HR là viết tắt của từ gì và những vị trí công việc trong ngành nghề này nhé!
HR là viết tắt của từ gì?
Không ít người thắc mắc về những từ viết tắt được mọi người sử dụng thịnh hành hiện nay. Trong đó HR là viết tắt của từ gì được hỏi rất nhiều. HR là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Human Resources”, được dịch là ngành quản trị nhân sự.
Nghĩa là những người hoặc bộ phận HR sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả những công việc liên quan đến vấn đề về con người. Đây được xem là bộ phận sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến nhân lực trong công ty, doanh nghiệp.
Bộ phận này sẽ thực hiện các công việc như tuyển dụng, chấm công, quản lý hợp đồng lao động, trả lương, đào tạo, phát triển cùng các chế độ chính sách cho nhân viên, đồng thời xây dựng một môi trường doanh nghiệp chất lượng và chuyên nghiệp cho nhân viên.
Trong thời đại công nghệ lên ngôi hiện nay, như các ngành nghề khác, nghề quản lý nhân sự cũng cần có sự đổi mới cho phù hợp với thị trường, bối cảnh hiện nay. Vì vậy mà có thể dễ dàng nhìn thấy được sự khác nhau của nhân sự truyền thống và nhân sự thời đại công nghệ 4.0 như thế nào.
Ngành HR làm các công việc gì?
Cũng như thắc mắc HR là viết tắt của từ gì thì mọi người thường quan tâm đến ngành HR sẽ làm những công việc gì. Dưới đây mà các công việc mà bộ phận này đảm nhiệm:
- Thực hiện tuyển dụng nhân sự mới cho doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như đăng tin tuyển dụng, sàng lọc CV, hẹn phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục để ứng viên thử việc.
- Chuẩn bị đầy đủ các hợp đồng, bảo hiểm xã hội, các chế độ đãi ngộ, phúc lợi xã hội cho nhân viên.
- Theo dõi và thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên trong công ty thông qua kết quả làm việc hoặc hiệu suất công việc để đề xuất tăng lương, xét duyệt lên vị trí thích hợp.
- Lên kế hoạch đào tạo và phát triển, đề xuất những chính sách đãi ngộ giúp khích lệ tinh thần nhân viên đồng thời cũng là để giữ chân nhân tài.
- Đặc biệt, người làm nhân sự còn là cầu nối gắn kết tinh thần giữa các nhân viên trong công ty, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quy tắc ứng xử giữa toàn bộ các nhân viên. Đây là mục tiêu lớn mà bộ phận HR của tất cả doanh nghiệp đều hướng tới để giúp công ty phát triển bền vững.
Các vị trí trong ngành HR
Khi đã được giải đáp về HR là viết tắt của từ gì thì hầu hết ai cũng sẽ hỏi đến các vị trí trong ngành nhân sự này. Tùy theo quy mô cũng như kế hoạch phát triển của mỗi doanh nghiệp mà cơ cấu và các vị trí phòng nhân viên sẽ khác nhau.
Dù vậy, theo đúng tiêu chuẩn của một công ty thì các vị trí và nhiệm vụ trong ngành nghề HR sẽ bao gồm các vị trí như sau:
Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer)
Giám đốc nhân sự là người đứng đầu trong bộ phận HR. Vị trí này đảm nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát mọi phương diện về nguồn nhân lực của toàn doanh nghiệp.
Đây cũng là vị trí mà các nhà lãnh đạo xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức sau này. Chính vì vậy mà người đảm nhận vị trí này đòi hỏi năng lực cao và tầm nhìn kế hoạch lâu dài.
Trưởng phòng nhân sự (HR manager)
Đứng sau giám đốc nhân sự là trưởng phòng nhân sự. Vị trí này đóng vai trò điều phối, lên kế hoạch và giám sát các hoạt động của phòng nhân sự để đảm bảo rằng công việc đang được vận hành trơn tru, hiệu quả.
Ngoài ra, trưởng phòng nhân sự cũng có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ và thúc đẩy cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vị trí trưởng phòng nhân sự trong ngành HR cũng yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu sắc, tầm nhìn rộng và những kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc cao.
Quản trị hành chính nhân sự (HR admin)
Trong ngành này, người ta hay gọi vị trí quản trị hành chính nhân sự là HR admin để ngắn gọn xúc tích hơn. Vị trí này hầu hết tất cả công ty đều có và chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động liên quan đến nhân sự trong tổ chức.
HR admin đảm nhiệm việc quan tâm đến đời sống của các nhân sự, gắn kết mọi người trong doanh nghiệp lại với nhau. Bên cạnh đó là việc triển khai các chương trình nội bộ, các hoạt động giúp nâng cao đời sống tinh thần cho toàn doanh nghiệp.
Chuyên viên tuyển dụng (Recruitment Specialist)
Chuyên viên tuyển dụng là một trong những vị trí phổ biến trong ngành HR và được mọi người tìm kiếm. Tuy nhiên, với vị trí này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng liên quan đến giao tiếp, thấu hiểu, kết nối với ứng viên, kỹ năng phỏng vấn, đánh giá khả năng ứng viên.
Tất cả những kỹ năng đó đều phục vụ cho nhiệm vụ hàng đầu là tìm kiếm các nhân sự phù hợp cho các vị trí trong công ty. Cùng lúc đó là xây dựng hệ thống mô tả, đòi hỏi công việc này cho các nhân viên.
Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training and Development Specialist)
Trong hoạt động phát triển nguồn nhân lực thì đào tạo và phát triển nhân sự là một phần không thể tách rời. Một doanh nghiệp không tự nhiên mới thành lập mà đã trở nên vĩ đại ngay, vì vậy mà nó cần thời gian để phát triển từng bước một, từ đơn giản đến phức tạp, từ vô danh đến nổi tiếng trên thị trường.
Từ đó có thể hiểu rằng, sự thay đổi, làm mới là điều không thể thiếu trong quá trình phát triển của mọi doanh nghiệp. Trong ngành nghề quản trị nhân sự, chức năng đào tạo và phát triển chính là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Bởi đây là quá trình mà bạn biến đổi năng lực của nguồn nhân sự sao cho luôn phù hợp và sẵn sàng với những thay đổi trong quá trình phát triển của công ty.
Ngoài ra, chuyên viên đào tạo và phát triển không chỉ đơn thuần là đào tạo hội nhập, huấn luyện về nội quy, các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc được giao và các quy trình nội bộ thông thường mà còn đòi hỏi phải thật sự hiểu rõ bản chất, ứng dụng thật phù hợp với công ty.
Có không ít trường hợp các tổ chức hiện nay chỉ khư khư nhìn vào khía cạnh mà mình bỏ tiền cho đào tạo chỉ là “có tiếng” không “có miếng” mà lại quên đi rằng đây chính là khoản đầu tư để “trồng người”.
Vì vậy, chuyên viên đào tạo và phát triển không phải công việc đơn giản, mà cần đòi hỏi về tài trí, nhạy bén trong mọi hoàn cảnh, sẵn sàng chịu được và vượt qua áp lực.
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Chuyên viên C&B — Compensations and Benefits Specialist)
Đây cũng là một vị trí quan trọng không kém trong ngành nghề quản trị nhân sự. Vị trí này có trách nhiệm quan sát, quản lý và cùng bộ phận quản lý của các phòng ban xây dựng mức lương thưởng cho toàn bộ nhân viên. Đồng thời xây dựng và phát triển chế độ phúc lợi cho các nhân sự trong công ty.
Xem thêm:
- 1W trên TikTok là gì? W là viết tắt của từ gì?
- 4 Cách viết bình phương trong Word, viết chỉ số trên, số mũ trong Word cực kỳ đơn giản
- Mật độ dân số là gì? Công thức tính mật độ dân số đơn giản
- OC là gì trong role? Hiểu đúng ý nghĩa của role và OC một cách chuẩn nhất
Đến đây, có lẽ các bạn đã hiểu được HR là viết tắt của từ gì và những vị trí, vai trò công việc trong ngành nghề này. Đừng quên theo dõi Thoiviet để không bỏ lỡ những kiến thức hay mỗi ngày nhé!