Mùa xuân năm 1789, Quang Trung đã chỉ huy đạo quân Tây Sơn, quét sạch 29 vạn quân Thanh tại Bắc Hà ra khỏi bờ cõi. Chiến thắng ấy đã làm nên chiến công vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của Việt Nam. Vậy Quang Trung là ai? Ông đã đóng góp như thế nào cho hòa bình dân tộc? Cùng Thoiviet tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Vua Quang Trung là ai? Nguyễn Huệ là ai?
Vua Quang Trung hay còn gọi là Quang Trung Hoàng đế (1753-1792), tên hiệu là Tây Sơn Thái Tổ, danh xưng khác là Bắc Bình Vương, sau đổi tên thành Nguyễn Huệ. Ông quê gốc ở Nghệ An, là một nhà chính trị, quân sự người Việt Nam.
Ngày 22 tháng 12 năm 1788, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị, Quang Trung lên ngôi và trở thành vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn.
Ông đã cầm quân đánh giặc từ năm 18 tuổi và đều thắng lợi trong nhiều trận đánh lớn nhỏ suốt 20 năm liền.
Tóm tắt tiểu sử Quang Trung – Nguyễn Huệ
Tên khai sinh | Hồ Thơm |
Quê quán | Nghệ An |
Ngày sinh | Năm 1753 |
Nơi sinh | Thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) |
Ngày mất | 16 tháng 9 năm 1972 (nhằm ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý) |
Đăng quang | Ngày 22/12/1788 (nhằm ngày 25/11 năm Mậu Thân), tại Phú Xuân – Huế |
Hậu duệ | Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Nguyễn Quang Thùy |
Triều đại | Nhà Tây Sơn |
Thân phụ | Hồ Phi Phúc |
Thân mẫu | Nguyễn Thị Đồng |
Vua Quang Trung tên thật là gì?
Vua Quang Trung tên khai sinh là Hồ Thơm. Ông còn có nhiều danh xưng khác như Bắc Bình Vương, Nguyễn Huệ, Nguyễn Quang Bình.
Trong đó cái tên Nguyễn Huệ là gắn liền với sự nghiệp đấu tranh của ông nhất và được nhiều người biết đến.
Vua Quang Trung sinh năm bao nhiêu?
Quang Trung sinh năm 1753 thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn. Nơi đó hiện nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
Mặc dù sinh ra ở Quy Nhơn nhưng tổ tiên của vua Quang Trung là ở Nghệ An.
Ngay từ những năm 1771, vì nhìn thấy nhân dân cơ cực, không chịu được sự chuyên quyền của Quốc phó Trương Phúc Loan, ông đã cùng Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ xây dựng căn cứ dựng cờ khởi nghĩa. Nhờ có chiến lược thông minh, họ chưa từng chịu thua trong bất kỳ trận đánh nào.
Vua Quang Trung họ gì?
Nhiều người lầm tưởng Quang Trung họ Nguyễn do cái tên Nguyễn Huệ quá gắn liền với ông. Tuy nhiên, vua Quang Trung mang họ Hồ (tên khai sinh Hồ Thơm).
Theo một số tài liệu, tổ tiên của các thủ lĩnh Nhà Tây Sơn họ Hồ ở Nghệ An. Nguyên ông tổ 4 đời của Nguyễn Nhạc mang họ Hồ, cùng một tổ với Hồ Quý Ly, ở đất Nghệ An. Lúc bấy giờ, chúa Nguyễn, chúa Trịnh đánh nhau, bị bắt đem vào đất Quy Nhơn.
Đến đời ông Hồ Phi Phúc sinh được 3 con trong đó có vua Quang Trung. Sau đó chuyển về quê vợ ở làng Phú Lạc thuộc Tây Sơn sinh sống.
Vua Quang Trung quê ở đâu?
Tổ tiên của vua Quang Trung ở Nghệ An, do đó quê gốc của ông ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Về sau mới theo chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp, chuyển vào Bình Định sinh sống.
Vua Quang Trung đăng quang năm nào?
Sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị, đã nhường ngôi cho Nguyễn Huệ.
Ngày 22/12/1788 (nhằm ngày 25/11 năm Mậu Thân), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân – Huế. Ông lấy niên hiệu là Quang Trung.
Vua Quang Trung mất năm mấy?
Vua Quang Trung băng hà vào ngày 16 tháng 9 năm 1972 (nhằm ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý). Ông đột ngột ra đi để lại niềm tiếc thương cho những thế hệ người Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ.
Sự nghiệp hoạt động, cống hiến của vua Quang Trung
Đến thời điểm hiện tại, những công lao của vua Quang Trung cho cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm không thể nào lu mờ trong tiềm thức của dân tộc Việt Nam. Ông đã dành gần như cả cuộc đời cho sự nghiệp giữ hòa bình cho đất nước.
Quang Trung – Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế ở đâu? Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế năm nào?
Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ nhận được tin báo đã cho lập Ðàn Nam Giao làm lễ tế trời đất ở núi Bân (Phú Xuân – Huế) để “Chính vị hiệu”, tuyên bố lên ngôi Hoàng đế.
Ngày 26 tháng 11 năm Mậu Thân (23/12/1788), tức sau lễ đăng quang 1 ngày, Quang Trung ra lệnh xuất quân tiến ra Bắc. Từ đó chiến công vang cả non sông được lập nên vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, dẹp loạn 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi.
Những sự kiện đáng nhớ khi hoạt động cách mạng của Quang Trung
- Năm 1771: Cùng anh trai Nguyễn Nhạc và em Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa. Nguyễn Huệ trở thành một trong ba lãnh đạo cao nhất trong phong trào Tây Sơn. Họ được mệnh danh là Tây Sơn tam hiệp.
- Năm 1775: Chỉ huy thắng lợi trận đánh ở Phú Yên. Từ đó, tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào.
- Năm 1777: Lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn sau lần tổng chỉ huy cuộc tiến công lần thứ 2 vào Gia Định.
- Năm 1782: Chỉ huy cuộc tiến công lần thứ 4 vào Gia Định, làm cho Nguyễn Ánh đại bại.
- Năm 1783: Lãnh đạo cuộc tiến công lần thứ 5 vào Gia Định, đánh đuổi đoàn quân Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi.
- Năm 1785: Tổng lãnh đạo trận Rạch Gầm – Xoài Mút, 5 vạn quân Xiêm xâm lược bị đánh bại.
- Năm 1786: Chỉ huy các đợt tiến công nhằm tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.
- Ngày 22/12/1788: Chính thức có niên hiệu là Quang Trung, làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, Huế).
- Năm 1789: Tổng chỉ huy trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa, 29 vạn quân Thanh bị quét sạch và đánh đuổi bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
- Từ 1789 đến 1792: Ban bố Chiếu lập học, Chiếu khuyến nông, tiến hành một số cải cách táo bạo và tích cực.
Cống hiến, công lao của Quang Trung với lịch sử dân tộc
Cùng người anh Nguyễn Nhạc và em Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa:
Họ là những nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, được mệnh danh là Tây Sơn tam kiệt. Giai đoạn đầu, Nguyễn Huệ là tướng dưới trướng Nguyễn Nhạc nhưng đã thể hiện được tài trí và cống hiến của mình.
Từ 1776 – 1783, quân Tây Sơn có 5 lần tiến công vào Gia Định, trong đó, Nguyễn Huệ giữ vai trò chỉ huy 3 lần vào các năm 1777, 1780, 1783.
Chỉ huy thắng lợi hai cuộc chiến chống Xiêm và quân Thanh:
Sau chiến thắng oanh liệt trước 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh, tướng quân Nguyễn Huệ đã góp phần đưa nước nhà thoát khỏi xâm lăng, giữ vững độc lập chủ quyền.
Vị anh hùng Nguyễn Huệ đã ghi vào lịch sử nhân loại những trang sử vàng sáng chói.
Chấm dứt được tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng ngoài, đặt nền móng khôi phục thống nhất quốc gia:
Chiến thắng của phong trào Tây Sơn đã để lại cống hiến không nhỏ cho công cuộc thống nhất quốc gia. Đầu tiên là chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài đã kéo dài suốt 2 thế kỷ.
Tiếp theo là lật đổ chính quyền của chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Trong 2 cống hiến kể trên, lực lượng nòng cốt là phong trào Tây Sơn, lãnh đạo chủ chốt là Nguyễn Huệ.
Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ.
Say khi lên ngôi, vua Quang Trung bắt tay vào công cuộc cải cách. Ông thực thi các chính sách cải cách về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục. Dựa trên xu hướng khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại, phục hồi nền kinh tế và ổn định trật tự xã hội.
Phú Xuân từ đó trở thành kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt thời Tây Sơn. Đồng thời là trung tâm chính trị, là nơi hội tụ những tinh hoa, nhân tài của cả đất nước.
Đời tư Quang Trung
Ngoài những chiến công lừng lẫy ghi lại dấu ấn lịch sử vẻ vang, đời tư của Quang Trung cũng được rất nhiều người quan tâm.
Vợ vua Quang Trung là ai?
Theo một số tài liệu, sử sách, vua Quang Trung có 7 người vợ:
- Bà Phạm Thị Liên (1758): Sinh ra tại tỉnh Bình Định. Bà làm vợ Nguyễn Huệ năm 16 tuổi, khi đó ông hơn bà 6 tuổi. Bà và Nguyễn Huệ có với nhau 5 người con, trong đó có 3 trai, 2 gái.
- Công chúa Lê Ngọc Hân (1770): Là con thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Bà với Vua Quang Trung sinh được 2 con, tên là Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Ngọc. Bà qua đời ngày 04/12/1799 tại Huế.
- Bà Bùi Thị Nhạn: Bà Nhạn sinh ra tại thôn Xuân Hòa, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn), tỉnh Bình Định. Bà Nhạn được Vua Quang Trung lấy làm vợ sau khi bà Phạm Thị Liên qua đời và được phong Chính Cung Hoàng Hậu.
- Mẹ của Nguyễn Quang Thùy: Sau khi vua Quang Trung mất, một Giáo sĩ đã tiết lộ Quàng Thuỳ là con của một nàng hầu với vua Quang Trung.
- Bà Trần Thị Quy: Bà là người Quảng Nam, là Thứ Phi do vua Quang Trung chọn. Bị bị quân Nguyễn Ánh bắt và chém ở bài cát Kim Bồng, sau đó thả trôi sông. Thi hài đã được người dân bí mật mai táng ở làng Thanh Bồng, Quảng Nam.
- Bà Phi Họ Lê: Bà Phi là người Quảng Ngãi, có với Vua Quang Trung 1 người con.
- Bà Nguyễn Thị Bích: Bà sinh ra tại Quảng Trị. Sau khi mất, mộ bà được đặt tại tại Gò Thơ Vĩnh, tỉnh Bình Định.
Hậu duệ vua Quang Trung là ai?
Hậu duệ của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Nguyễn Quang Thùy và một số người khác. Trong fđó, Nguyễn Quang Toản và Nguyễn Quang Thuỳ là con trai của vua Quang Trung.
Sau khi cha mất, Nguyễn Quang Toản lên ngôi và trở thành vị Hoàng đế thứ 3 cũng như cuối cùng của Vương triều Tây Sơn. Ông lên ngôi khi mới 10 tuổi và lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh và Bảo Hưng.
Cha/mẹ vua Quang Trung là ai?
Vua Quang Trung là con trai thứ 2 của Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng. Ông còn có 1 người anh là Nguyễn Nhạc và em là Nguyễn Lữ.
Mộ Quang Trung đặt ở đâu?
Việc an táng vua Quang Trung không được ghi chép rõ ràng trong lịch sử. Vì triều Tây Sơn tồn tại ngắn ngủi và sự bài bác của một số triều đại kế tiếp. Đến nay, rất nhiều giả thuyết phức tạp được đặt ra về vấn đề này.
Một số nơi được các nhà nghiên cứu dự đoán là có lăng mộ của vua Quang Trung là:
- Lăng Đan Dương: Đây là tên một cung điện được xây dựng trong vùng rừng núi, vị trí nằm ở đâu thì hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác thực.
- Phủ Dương Xuân: Theo nghiên cứu, ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng Phủ Dương Xuân nằm gần Lan Đăng Dương, mà hiện nay có thể nằm ở ấp Bình An, Thành phố Huế.
- Lăng Ba Vành: Ở làng Cư Chánh, ngoại ô Huế.
- Núi Khuân Sơn: Ở phía nam huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Bình Thuận: Ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận
Bên cạnh đó, có giả thuyết cho rằng, lăng mộ vua Quang Trung vẫn còn nguyên vẹn, vua Gia Long vẫn chưa quật phá mộ của Quang Trung vì tình thế lịch sử.
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau?
Quang Trung và Nguyễn Huệ là chỉ cùng một người. Vì sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn Huệ lấy hiệu là Quang Trung nên nhiều người nhầm lẫn.
Cái tên Nguyễn Huệ gắn liền với những ngày đầu phong trào Tây Sơn nổ ra, gắn với những chiến công lẫy lừng. Sau khi khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi, cái tên Quang Trung mới được ông chọn làm niên hiệu.
Các câu hỏi thường gặp khác
Quang Trung và Nguyễn Huệ có phải là một người?
Vua Quang Trung và Nguyễn Huệ là cùng một người. Quang Trung là niên hiệu của Nguyễn Huệ sau khi lên ngôi Hoàng đế vào năm 1788.
Sau khi Quang Trung mất ai là người lên nối ngôi?
Sau khi Quang Trung mất, Nguyễn Quang Toản là người lên nối ngôi với niên hiệu là Cảnh Thịnh.
Hy vọng qua bài viết trên, độc giả không những trả lời được câu hỏi Quang Trung là ai mà còn hiểu hơn về cống hiến to lớn của ông với độc lập dân tộc. Để từ đó biết tôn trọng và trân quý cuộc sống hoà bình ở hiện tại. Theo dõi Thoiviet để tiếp tục cập nhật những thông tin thú vị nhé!