Từ xưa đến nay, thờ cúng là một văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Một năm sẽ có 2 ngày rằm được coi là quan trọng nhất năm là rằm tháng giêng và rằm tháng 7. Vì vậy hai ngày này mọi người nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất để thể hiện tấm lòng thành. Do đó, hôm nay Thoiviet sẽ gửi đến cách chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất nhé!
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 còn được gọi là ngày cúng cô hồn hay là ngày xá tội vong ân. Ngoài ra, đây còn là ngày ngày lễ Vu Lan báo hiếu, ngày mà con cái báo đáp công ơn sinh thành và nhớ về cội nguồn, tổ tiên đã khuất của mình.
Theo Phật Giáo, đây là ngày lễ Vu Lan, được khởi nguồn từ sự tích Bồ Tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã dùng tấm lòng, ân đức của mình để vượt qua mọi khó khăn, thử thách cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ.
Chính vì vậy mà mùa lễ Vu Lan hàng năm chính là ngày để con cháu tưởng nhớ công ơn tổ tiên, và những người có công sinh thành, dưỡng dục mình.
Vì lẽ đó mà cứ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, như một tục lệ, mọi gia đình Việt Nam đều chuẩn bị những mâm cỗ cúng rằm tháng 7 để thể hiện lòng thành của mình.
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?
Theo dân gian truyền lại, rằm tháng 7 là khoảng thời gian mở cửa địa ngục, ân xá cho những vong hồn trở về lại trần gian để thăm người thân hoặc thực hiện những điều còn dang dở, vì vậy lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào buổi chiều tối.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 với ý nghĩa là để bố thí cho các linh hồn vất vưởng không nhà cửa, không nơi nương tựa một chút thức ăn, áo quần và cơ hội được xá tội, được siêu thoát về cõi cực lạc an lành.
Cần chuẩn bị các mâm cúng rằm tháng 7 nào?
Tùy theo phong tục của từng vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 cũng khác nhau. Vậy cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Về cơ bản, không cần quá phô trương, cầu kỳ, phung phí bởi quan trọng nhất vẫn chính là tấm lòng thành của chúng ta cũng như sự từ bi hỷ xả với những người đã khuất.
Lễ thắp hương rằm tháng 7 thường có 3 mâm lễ chính là mâm cúng Phật, cúng gia tiên và cúng cô hồn chúng sinh. Mỗi lễ cúng sẽ bao gồm cách thức bố trí cũng như sắp xếp vật phẩm đồ cúng khác nhau.
Mâm cơm cúng Phật
Với những gia đình theo đạo Phật thì vào ngày này mâm cơm chay cúng rằm tháng 7 thờ Phật là một mâm lễ không thể thiếu. Bên cạnh đó, trong mâm cơm cúng rằm tháng 7 không thể thiếu một mâm ngũ quả đơn giản và hoa để cúng Phật vào ban ngày. Sau khi thực hiện xong nghi lễ thắp hương này thì gia chủ sẽ được thụ lộc ngay tại nhà.
Bạn có thể chuẩn bị mâm cơm chay theo những gợi ý sau đây:
- Xôi trắng/ xôi đậu xanh/ xôi gấc/ xôi vò hạt sen
- Giò, chả chay
- Nem chay/ nem hoa quả/ nem rau nấm
- Nộm rau củ/ Gỏi bông chuối
- Canh nấm/ canh rau củ
- Cải thìa sốt nấm hương/ Đậu hũ non sốt nấm
Mâm cơm cúng Thần Linh và Gia Tiên
Mâm cơm cúng thần linh và gia tiên hay còn gọi là mâm cơm cúng trong nhà để tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên đã mất. Thường mâm cúng này sẽ là mâm cúng mặn, cần chuẩn bị tươm tất, các món ăn đa dạng cũng những thực phẩm tươi sạch để thể hiện lòng thành kính và biết ơn tổ tiên.
Mâm cúng mặn thường có các món như xôi, gà luộc, nem, chả, canh, cơm, cá kho, món xào, món gỏi,… Kèm theo là trái cây, bánh trái, hoa cúng, rượu, nước, nhang, nến, đèn, vàng mã,…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm những vật dụng đồ mã bằng giấy dành cho người cõi âm tượng trưng như quần áo, giày dép, xe cộ, điện thoại,… để gia tiên của mình có một cuộc sống đủ đầy, tiện nghi như người dương thế.
Mâm cơm cúng cô hồn chúng sanh
Mâm cỗ cúng chúng sinh hay cúng cô hồn thể hiện lòng thương từ bi của người trần thế với những linh hồn vất vưởng tại cõi trần không nơi nương tựa. Lễ cúng được diễn ra ở ngoài trời, trước cửa nhà vào khoảng chiều tối ngày 14/7.
Một mâm cúng cô hồn đầy đủ và tươm tất sẽ bao gồm các vật dụng sau đây và bài trí sao cho đẹp mắt để thể hiện được sự tôn trọng và lòng thành kính đến các vong hồn. Dưới đây là những thứ cần chuẩn bị cho mâm cúng cô hồn:
- Muối, gạo (được vãi ra sân nhà hoặc vỉa hè về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
- 1 bát cơm trắng
- Xôi chè, trầu cau
- 12 cục đường thẻ
- Tiền vàng mã, đồ giấy
- Khoai, bắp, sắn luộc, đậu phộng,…
- Hương hoa (5 loại 5 màu)
- Bánh kẹo
Một số lưu ý khi cúng rằm tháng 7
Một vài ý kiến cho rằng, mâm cơm cúng rằm tháng 7 cũng tương tự như những dịp cúng khác trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế và theo phong tục xa xưa, có rất nhiều điểm khác biệt khi thờ cúng rằm tháng 7 âm lịch mà gia chủ cần lưu ý để cúng bái đúng cách và thành kính nhất.
- Khi thắp hương, mâm lễ cúng Phật, cúng gia tiên sẽ được thực hiện trong nhà còn mâm cúng cô hồn sẽ được đặt ngoài trời tránh hướng cửa chính của ngôi nhà.
- Mâm cơm cúng rằm tháng 7 phải được đặt theo thứ tự lần lượt như mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ rồi mới đến mâm cúng thần linh rồi sau đó mới đến gia tiên.
- Khi cúng bái, gia chủ cần đọc văn cúng cô hồn đúng bài khấn rằm tháng 7 cho từng nghi lễ, tránh đọc sai hoặc đọc nhầm khi làm lễ cúng.
- Đồ vàng mã dâng lên khi thờ cúng, phải ghi rõ họ tên người nhận để tránh nhầm lẫn hoặc gia tiên không biết để nhận, đồng thời gia chủ cũng cần đọc rõ những món đồ đó cho người nhận.
- Muối, gạo sau khi cúng xong nên rắc từ trong nhà vung ra ngoài sân, vỉa hè hoặc ra ngoài ngõ. Tuyệt đối không được rắc ngược lại hướng vào nhà, như vậy sẽ rất dễ mời các vong hồn vào nhà, khiến xảy ra những điều không may.
- Ở miền Nam, tục giật cô hồn cũng rất nổi tiếng, và mọi người quan niệm rằng, mâm cỗ nào được giật càng nhiều như gia chủ sẽ càng thịnh vượng và tăng tài lộc. Dù chưa cúng xong nhưng đã có người đến giật thì gia chủ cũng không nên níu kéo lại.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về chủ đề mâm cơm cúng rằm tháng 7 cũng như những lưu ý để buổi lễ cúng được diễn ra trọn vẹn hơn. Theo dõi Thoiviet để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!