Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng của lòng từ bi, bác ái, sự bình an, may mắn, được thờ phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về xuất thân, truyền thuyết của vị Phật này. Để biết Quan Thế Âm Bồ Tát là ai, cùng Thoiviet tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Quan Thế Âm Bồ Tát là ai?
Trong Phật giáo Đại thừa, có 4 vị Đại Bồ Tát. Đó là Quan Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Bồ Tát. Theo cách gọi xưa nay của người Việt, Quan Thế Âm Bồ Tát thường được gọi là Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
Trong bốn vị Đại Bồ Tát đó, Quan Thế Âm là vị Bồ Tát có thần lực và đức hạnh chỉ sau Đức Phật Thích Ca. Ngài có thể nhìn rõ mọi sự khổ đau, ai oán, bất hạnh ở trần thế và luôn sẵn sàng cứu giúp chúng sinh.
Quan Thế Âm Bồ Tát là hiện thân cho lòng từ bi của tất cả các chư Phật. Ngài là một trong những vị Bồ tát được thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại thừa, cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên thủy.
Quan Thế Âm Bồ Tát được miêu tả cả thân nam và thân nữ trong nhiều nền văn hoá khác nhau. Khi nhân loại đang cần sự chở che, bảo hộ, cần một bàn tay hiền từ, cảm thông và xoa dịu những đau thương trong cuộc sống thì hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát được thánh hóa làm chỗ nương tựa cho tâm hồn của họ.
Tiểu sử Quan Thế Âm Bồ Tát
Quan Thế Âm Bồ Tát luôn được những người tu hành theo đạo Phật tôn thờ và sùng kính vô bờ bến. Thế nhưng, ít ai hiểu rõ về xuất thân, truyền thuyết của Ngài. Dưới đây là một số nội dung mà Thoiviet muốn gửi đến bạn.
Xuất thân của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Có rất nhiều điển tích khác nhau về nguồn gốc của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Nội dung tùy có phần khác nhau nhưng đều có điểm chung về nguồn gốc của Ngài. Theo đó, Ngài là con vua và là người thuộc dòng dõi hoàng tộc, có xuất thân cao quý.
Vì thấy người dân phải cơ cực, gặp nhau bất hạnh, ai oán nên Ngài đã, nhiều ai oán bất công, Ngài đã tu hành thành Phật. Nhằm mục đích là cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh.
Khi thành chính quả, Ngài trở thành vị Bồ Tát cả thể biến ảo ngũ giác. Cụ thể mắt có thể nghe được âm thanh, tai có thể nhìn hình ảnh, lưỡi thì có thể ngửi được mùi hương.
Theo truyền thuyết, nhờ đó mà mọi sự khẩn cầu của chúng sinh đều có thể truyền đến Ngài và được cứu giúp.
Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời năm nào? Mất năm nào?
Có rất nhiều điển tích về sự tích Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Tuy nhiên, không có thông tin cụ thể về năm sinh năm mất của Ngài. Theo truyền thuyết, Ngài là công chúa Diệu Thiện con của vua Diệu Trang thời Nam Bắc Triều.
Trong Kinh điển Nguyên Thủy không thừa nhận sự tồn tại của các vị Quan Thế Âm Bồ Tát mà chỉ có trong hệ thống giáo lý kinh điển Đại Thừa.
Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?
Ở Việt Nam, tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát chủ yếu xuất hiện dưới hình tượng nữ nhân, là một người phụ nữ xinh đẹp, hiền hậu, từ bi. Tuy nhiên, cũng có một vài bức tượng đặc biệt thể hiện Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là nam.
Còn theo phân tích từ sử sách Phật học, các Ngài có thể xuất hiện dưới bất kỳ hình dáng nào, tùy thuộc vào tâm niệm của chúng sinh.
Mỗi hình tượng dù nam hay nữ đều có một ý nghĩa riêng, chúng ta không cần đặt nặng vấn đề Phật Quan Âm là nam hay nữ để thờ cho đúng.
Ngoài ra, Bồ Tát được xem là người mẹ của toàn cõi nhân gian, Ngài là người có lòng từ bi và cứu độ chúng sanh mỗi khi cần. Do đó, Quan Âm Bồ Tát thường phù hợp với hình tượng nữ nhân hiền hậu, từ bi hơn.
Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không?
Trong Phật giáo Nguyên Thủy không tồn tại các vị Bồ Tát nhưng xuất hiện khái niệm về Bồ Tát trong các kinh điển Nguyên Thủy như Tạp A – Hàm, Tiểu bộ. Nội dung là để chỉ tiền thân của Đức Phật, những kiếp tái sinh trên con đường tu hành thành phật.
Tuy nhiên, trong thực tế lịch sử tôn giáo, rất nhiều câu chuyện được lưu trữ kể về sự xuất hiện của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Nhưng khi bị người trần thế phát hiện tung tích thì sẽ ngay lập tức ẩn thân hoặc nhập diệt để tránh gây rối loạn lòng người.
Bên cạnh đó, Quan Thế Âm cũng có khi xuất hiện trong cơn thiền định hay giấc chiêm bao của các hành giả.
Quan Thế Âm Bồ Tát có phải là Phật không?
Trong kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đức Phật Thích Ca dạy rằng: trong vô lượng kiếp trước, Quán Thế Âm Bồ Tát đã thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.
Nhưng bởi vì muốn làm duyên phát khởi cho tất cả các vị Bồ Tát khác và mang đến hạnh phúc cho chúng sanh nên Ngài đã hiện thân Bồ Tát với danh hiệu Quán Thế Âm.
Ngài trụ ở cõi Ta Bà và cũng làm thị giả cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc.
Truyền thuyết/ sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát
Có rất nhiều nội dung xoay quanh truyền thuyết của Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát. Từ truyền thuyết về xuất thân, quá trình tu hành của Ngài đến truyền thuyết về những thử thách Ngài phải trải qua. Mỗi truyền thuyết có nhiều dị bản khác nhau.
Phổ biến nhất là về xuất thân và thử thách vượt qua sự ngăn cản của gia đình để tu hành của Ngài. Truyền thuyết như sau:
“Lúc bấy giờ, Công chúa Diệu Thiện là con thứ ba của vua Diệu Trang thời Nam Bắc Triều. Nàng có nhan sắc xinh đẹp, trí óc thông minh và hơn hết là tấm lòng bao dung, nhân hậu. Do đó, công chúa rất được vua cha yêu thương. Nhưng khi đến tuổi dựng vợ gả chồng, nàng từ chối tất cả lời đề nghị thành hôn của cha.
Điều đó khiến vua cha không vui và thách thức nàng: Hãy trồng hoa nở trên đỉnh núi vào tháng Chạp giá lạnh. Nếu được thì có thể tự do tu hành.
Vì một lòng hướng về cửa Phật, nàng đã một mình lên núi tuyết, trồng hoa và thành tâm niệm Phật.
Sự chân thành của quyết tâm của Diệu Thiền đã được Phật nghe thấy. Ngài đã hoá phép cho hoa nở khắp núi rừng giữa mùa đông lạnh giá.
Nhờ đó mà công chúa Diệu Thiện đã có thể đường hoàng nhập Phật Môn tại chùa Bạch Tước.
Ngài đã tu thành chánh quả ở trong hang đá tại Đại Hương Sơn. Từ đó, hành trình mang theo sức mạnh Phật pháp và lòng từ bi để cứu độ chúng sinh bắt đầu.
Ngọn núi nơi mà công chúa tu hành sau này được đặt tên là Tháp Hoa Lĩnh”.
Theo một huyền thoại Trung Hoa, sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát được thêu dệt như thế này:
Quan Thế Âm là con gái thứ ba của nhà vua tên là Diệu Thiền. Nàng có một tấm lòng thương người, luôn mong muốn giải quyết những đau khổ cho nhân loại. Lớn lên, nàng nhất quyết đi tu mặc dù bị vua cha ngăn cản.
Vua nổi giận, sai người giết nàng. Diêm vương đã đưa công chúa vào địa ngục, ở đó nàng biến địa ngục thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn.
Diêm Vương thả nàng ra, sau đó người tái sinh trên núi Phổ đà ở biển Đông và là người cứu độ cho ngư dân. Khi vua cha bệnh nặng, nàng đã cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua nhớ ơn và cho người tạc tượng nàng.
Ý nghĩa tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là tên gọi được phiên dịch từ tiếng Phạn. Nguyên gốc của cái tên này là “Avalokitesvara”, đọc là “A bà lô kiết đê xá bà la”, dịch theo tiếng Hán có nghĩa là “Đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát”.
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian. Từ đó mỗi khi chúng sanh nguy cấp, Ngài liền quán xét âm thanh đó và lập tức cứu họ khỏi những tai ách.
Tuy nhiên, khi người Việt biết đến Ngài và biết đến đạo Phật thì từ “Quán” trong tên Ngài được đọc thành “Quan”. Đến đời Đường, từ “Thế” hay được lược bỏ vì người dân kiêng kỵ húy với tên của vua Đường Thái Tông – Thế Dân.
Đến nay, Ngài thường được người dân Việt Nam gọi với cái tên là Phật Quan Thế Âm Bồ Tát hoặc Phật Quan Âm Bồ Tát.
5 Thứ quán của Quan Thế Âm
Theo điển tích Phật giáo, Quan Thế Âm Bồ Tát 5 thần lực, hay còn gọi là 5 thứ quán. Đó là:
- Chân quán: Nghĩa là khả năng dung thông 6 giác quan với nhau
- Thanh tịnh quán: Tức khả năng gìn giữ sự thanh tịnh và loại bỏ sự ô nhiễm của năng sở.
- Từ quán: Khả năng siêu độ chúng sanh thoát khỏi những đau khổ để tìm kiếm sự bình an, hạnh phúc.
- Bi quán: Nghĩa là một lòng từ bi vô hạn, không cần điều kiện, giúp chúng sinh thoát khỏi cái tôi ích kỷ và tiêu diệt năng sở.
- Quảng đại trí huệ quán: Tức là ánh sáng trí tuệ của Ngài đã soi sáng nhân gian khỏi những mông muội, ngu dốt.
Những hình tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát ít ai biết
Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là một vị Phật có lòng từ bi vô bờ. Mỗi khi có chúng sanh gặp khổ đau, Ngài sẽ xuất hiện với một hiện thân thích hợp.
Trong đó, “Quan Âm Thị Kính” là một hình tượng của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát ít người biết đến. Hình tượng này biểu tượng cho tấm lòng yêu thương con trẻ của Ngài.
Hóa thân của Quan Thế Âm khi vượt biển đến động Hương Tích (Chùa Hương ngày nay) là Quan Âm Nam Hải. Trong một điển tích khác, sau khi đắc đạo, Ngài trở thành Quan Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay để nghe ngóng và nắm mọi sự cực khổ nơi nhân gian.
Ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát là ngày nào?
Khi thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, các nhà tu hành cần biết những ngày vía của Ngài. Đó là :
- 19/2 Âm lịch: Ngày Vía Bồ Tát Quán Thế Âm đản sanh, 1 trong 3 ngày quan trọng kỷ niệm khánh đản của Bồ Tát.
- 19/6 Âm lịch: Ngày Thành Đạo.
- 19/9 Âm lịch: Ngày Xuất gia.
3 ngày lễ sẽ tương ứng với 3 mốc quan trọng của Phật Quan Thế Âm. Người dân cần làm lễ để ghi nhớ hành trình tu hành của Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.
Con kính lạy Đức Viên Thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Tân Sửu.
Tín chủ con là: ……………………………………….
Ngụ tại: …………………………………………..
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao.
Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước.
Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Hình Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất
Dưới đây là một số hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát đẹp
Các câu hỏi thường gặp khác
Quan Thế Âm Bồ Tát ra đời năm nào?
Trong Kinh điển Nguyên Thủy không có sự tồn tại của Quan Thế Âm Bồ Tát. Cho đến nay, thông tin cụ thể về sự ra đời hay cụ thể là năm sinh của Ngài vẫn chưa được xác minh.
Quan Thế Âm Bồ Tát là con ai?
Theo truyền thuyết, Quan Thế Âm Bồ Tát là Diệu Thiện, con của vua Diệu Trang.
Nếu bạn vẫn chưa biết Quan Thế Âm Bồ Tát là ai thì bài viết trên đã trả lời một các tương đối đầy đủ cho câu hỏi này. Theo dõi Thoiviet để cập nhật những thông tin thú vị hơn nữa nhé!