Được biết đến bởi nhiều bài thuyết pháp đi vào lòng người với những lời giảng gần gũi, dễ hiểu cùng tính cách thân thiện, vui tính, thầy Thích Pháp Hòa được mọi người gọi là “Kho tàng sống” về ngôn ngữ và kinh kệ, mang đến người nghe những cảm xúc bình dị và hòa ái qua những bài giảng pháp. Vậy thầy Thích Pháp Hòa là ai? Cùng theo chân Thoiviet để tìm hiểu ngay nhé!
Thầy Thích Pháp Hòa là ai?
Thầy Thích Pháp Hòa là một chư tăng trẻ tuổi có sức ảnh hưởng sâu sắc đến các Phật tử trong và ngoài nước, mang đến những bài giảng thuyết pháp ý nghĩa, truyền tải đến những thông điệp sống tích cực và có ích cho đời.
Bên cạnh đó, thầy còn được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ bởi học bát uyên thông, hiểu rộng cùng sự thân thiện, bình dân, thu hút số lượng người nghe và tham dự cực kỳ đông, không chỉ nghe giảng trực tiếp mà còn online qua các nền tảng mạng xã hội.
Dù thầy đi giảng ở nhiều đất nước trên thế giới nhưng không bao giờ mất đi bản sắc văn hóa dân tộc. Thầy luôn một lòng hướng về quê hương Việt Nam và dành sự yêu thương, trân quý đến nước nhà.
Thầy đã có hành trình tu học hơn 33 năm về sự rèn luyện, thực hành với một mục tiêu duy nhất là cống hiến đến những giá trị tốt đẹp nhất cho nhân loại, giúp ích cho cuộc đời nhiều hơn.
Tiểu sử của thầy Thích Pháp Hòa.
Năm sinh | 1974 |
Quê quán | Cần Thơ |
Nghề nghiệp | Thầy tu |
Tuổi | 48 tuổi |
Cung hoàng đạo | Chưa cập nhật |
Chiều cao | Chưa cập nhật |
Tài khoản mạng xã hội | Facebook: Thầy Thích Pháp Hòa |
Thầy Thích Pháp Hòa sinh năm mấy?
Có lẽ hầu hết mọi người biết đến thầy Thích Pháp Hòa đều thắc mắc rằng thầy Thích Pháp Hòa là ai, sinh năm bao nhiêu và mấy tuổi bởi ai nấy đều ngưỡng mộ khi thầy còn trông khá trẻ nhưng lại có học bác uyên thông. Thầy sinh năm 1974, tính đến hiện tại đã được 48 tuổi.
Thầy Thích Pháp Hòa quê ở đâu?
Thầy Thích Pháp Hòa được sinh ra tại thành phố Cần Thơ trong một gia đình có 2 người con trai và thầy là con trưởng.
Thầy Thích Pháp Hòa sống ở đâu?
Thầy chuyển sang Canada từ năm 12 tuổi và sinh sống đến hiện tại, tuy nhiên thầy thường xuyên về lại quê hương của mình tại Việt Nam
Sự nghiệp của Thầy Thích Pháp Hòa
Con đường Phật Pháp của thầy Thích Pháp Hòa
Thầy Thích Pháp Hòa có duyên với Phật pháp từ nhỏ, được thể hiện qua việc chỉ khi vừa mới lên 7 tuổi, thầy đã có ý chí xuất gia và nhờ mẹ lập bàn thờ Phật, xuống tóc ngày ngày đọc kinh kệ, cúng dường.
Đến năm 15 tuổi, khi đã đạt đủ hạnh nguyên, thầy Pháp Hòa chính thức xuất gia tu hành dưới sự chỉ dạy của Thượng tọa Thích Thiện Tâm.
Khi vừa tròn 20 tuổi, thầy Thích Pháp Hòa đã được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai trong đài giới đàn Hương Tích của thiền sư nổi tiếng Thích Nhất Hạnh.
Sau đó 5 năm, vào năm 1999, thầy được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp:
“Pháp đã trao lòng từ vàng thuở, hòa quang tiếp độ khắp trần quầng sân.
Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm, độ hết muôn phương chốn hữu tình”
Sau một thời gian không ngừng cố gắng nỗ lực tu tập và học hỏi, vào 6 năm sau đó, thầy được tấn phong lên làm trụ trì của Trúc Lâm Thiền Viện.
Đến năm 2007, thầy lại được tấn phong làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện. Không chỉ có vậy, thầy Thích Pháp Hòa đồng thời còn được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton tại đất nước Canada.
Với sự học sâu hiểu rộng cùng tính cách thân thiện, gần gũi qua những lần giảng pháp, thầy Thích Pháp Hòa đã đem đến cho quý Phật tử gần xa cảm nhận được sự mộc mạc và hài hước, hòa ái trong con người thầy.
Thầy luôn tâm niệm rằng sẽ dành một tâm lý phổ thân hòa lẫn đạo với đời để hòa hợp với chúng sinh muôn loài, nguyện dùng cuộc đời mình như một cuốn kinh kệ để truyền tải và lan tỏa Phật pháp đến cho tất cả mọi người.
Thầy Thích Pháp Hòa – “kho tàng sống” về ngôn ngữ và kinh kệ
Mặc dù lớn lên và sinh sống chủ yếu tại Canada, tuy nhiên Thượng tọa Thích Pháp Hòa lại được nhiều Phật tử biết đến và kính trọng qua nhiều bài giảng thuyết Pháp ý nghĩa qua nhiều kênh mạng xã hội, nhờ đó mà thầy còn được mọi người xem là “kho tàng sống” về ngôn ngữ và kinh kệ.
Được biết đến với phong cách thuyết Pháp gần gũi, bình dị với lời nói dễ đi vào lòng người, phong thái từ tốn và tính cách có phần hài hước, thầy Thích Pháp Hòa đã đem đến những câu chuyện ý nghĩa cũng như giải đáp những vấn đề về Phật pháp, giúp Phật tử dễ dàng tiếp cận hơn trên hành trình tìm hiểu về Phật pháp.
Trải qua quá trình tu học và rèn luyện suốt mấy chục năm cho đến nay, thầy Thích Pháp Hòa đã tích lũy và sở hữu cho mình vốn hiểu biết uyên thâm, sâu sắc về tri thức Phật pháp, nhận được sự kính trọng và thán phục của đông đảo quý Phật tử và mọi người.
Một số bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa
Không chỉ chuyên tâm tu học, trau dồi kiến thức về Phật pháp, vị thầy tài giỏi này còn dành nhiều thời gian để chia sẻ kiến thức, những câu chuyện về Phật pháp cho phật tử gần xa. Những bài giảng pháp của thầy sẽ được ghi hình lại và đăng tải trên các phương tiện mạng xã hội, truyền thông đại chúng để tất cả mọi người đều có thể xem được.
Để những buổi thuyết pháp không trở nên nhàm chán, thầy Thích Pháp Hòa còn lồng ghép một cách khéo léo những câu chuyện liên quan đến chủ đề để thêm phần chân thật và gần gũi với mọi người hơn, các chủ đề có thể như tình yêu thương, tình cảm gia đình đình, sự hận thù,… Để từ đó Phật tử có góc nhìn mới hơn về cuộc sống và giúp tư tưởng Phật giáo được thấm nhuần hơn.
Bài Pháp thoại “Sanh tử lẽ đương nhiên”
Pháp thoại “Sanh tử lẽ đương nhiên” được thầy Thích Pháp Hòa chia sẻ tại tu Viện Trúc Lâm – Tây Thiên Canada vào ngày 21/06/2020. Đây là bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy đã giúp Phật tử tư vấn ý nghĩa của bài thơ:
“ Tử sinh đừng hỏi, kẻo phí lời .
Thời tiết “ nhân duyên ” vốn tại trời .
Mây núi nào ko bay cạnh núi ,
Sóng nào chẳng ở chốn xa bờ .
Hoa nở tháng Ba, luôn vẫn vậy .
Gà gáy canh năm thức tỉnh người .
Chiếc đạo, loại tâm người nào đồng cảm ,
Mới hay phù du sống ở đời. ”
Thầy đã giảng bài thơ này với ý nghĩa Trong đời sống này chuyện sinh tử là chuyện thông thường như mây bay trên núi, sóng vỗ ngoài khơi. Dù chúng ta có thắc mắc như thế nào thì nó cũng chỉ gói gọn trong 2 chữ “sinh tử. Từ bài viết này để thầy muốn giúp Phật tử hiểu được quy luật tử sinh để không phải đắm chìm trong luân hồi đau khổ nữa.
Bài Pháp thoại “Người nào là người niệm Phật”
Thầy Thích Pháp Hòa đã chia sẻ bài pháp loại này tại chùa Vạn Hạnh Victoria vào ngày 23/08/2020, nhân dịp qua thăm trụ trì tại ngôi chùa này. Thầy đã lý giải sâu sắc và chi tiết về từng câu niệm Phật thân thuộc như chủ đề kinh sám hối.
Từ đó thầy đã suy rộng ra mục tiêu của sám hối trong đạo Phật và giúp Phật tử đi sâu vào cội nguồn nội tâm của mình thông qua những hành vi, suy nghĩ của bản thân và tìm ra con đường chân lý, tâm hồn sáng suốt hiện hữu trong mỗi cá nhân con người.
Bài Pháp thoại “Người khéo nói”
Buổi Pháp “ Người khéo nói ” của Chư tăng Thích Pháp Hòa đã chỉ ra rằng trong kinh Phật có 3 kiểu người nói chuyện : Người nói như PHÂN, với người nói như HOA và với người nói như MẬT .
Loại người nói như phân là nói đến những người nói ko đúng sự thật, dối trá, nói ác ngữ.
Loại người nói như hoa là những người nói đúng sự thực, có gì nói nấy ko tô vẽ câu chuyện, ko dối trá, ko nói ác ngữ.
Loại người nói như mật là những người ko chỉ nói đúng sự thật mà còn luôn nói những lời hay ý đẹp, hướng thiện, lễ phép, đi tới tâm người nghe và được nhiều người quý mến.
Từ đó, thầy cũng muốn nhắn nhủ đến Phật tử thông điệp: “Sự sống hay loại chết nằm ngay mồm chúng ta” và đúc kết được: Nếu là một lời động viên khuyến khích thì sẽ vực được người đứng dậy, còn là lời khổ não thì sẽ làm người ngã quỵ.
Xem thêm:
- Bùi Lan Hương là ai? Diễn viên vào vai danh ca Khánh Ly trong bộ phim Em và Trịnh
- Người hùng ghi bàn thắng cho Việt Nam trong trận chung kết SEA Games 31 Nhâm Mạnh Dũng là ai?
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp về chủ đề “Thầy Thích Pháp Hòa là ai?” và con đường gắn liền với Phật pháp của thầy. Hy vọng bài viết của Thoiviet sẽ là nguồn kiến thức bổ ích để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của mọi người.