Hàng hóa là cách gọi chung tổng thể của các sản phẩm được trao đổi và buôn bán trên thị trường. Trong chủ nghĩa Mác – Lênin cũng từng nhắc đến hàng hóa có hai thuộc tính. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu lý do tại sao. Vậy thì hôm nay Thoiviet sẽ giải đáp thắc mắc vì sao hàng hóa có hai thuộc tính nhé, mời mọi người cùng tham khảo!
Hàng hóa là gì?
Hàng hóa được hiểu đơn giản là một sản phẩm mang lại giá trị kinh tế hữu hình. Chúng được ứng dụng để làm thỏa mãn nhu cầu kinh tế của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Còn trong kinh tế chính trị Mác – Lênin, sản phẩm được định nghĩa là kết quả do lao động tạo thành. Phải lao động và trao đổi mua bán thì mới hình thành nên hàng hóa.
Đặc trưng của hai thuộc tính có trong hàng hóa
Tùy vào mỗi một hình thái kinh tế khác nhau mà hàng hóa sản xuất ra sẽ mang bản chất khác nhau. Tuy nhiên mỗi vật phẩm khi sản xuất đều đã mang sẵn một hình thái hàng hóa của nó. Sản phẩm được phân thành 2 loại thuộc tính cơ bản là giá trị hàng hóa và giá trị sử dụng. Trước khi giải đáp thắc mắc vì sao hàng hóa có hai thuộc tính thì cần tìm hiểu về đặc trưng của nó nhé.
Giá trị sử dụng
Trước tiên, hàng hóa là một sản phẩm mang giá trị thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Nếu sản phẩm là một tư liệu sinh hoạt thì nó có thể đáp ứng được nhu cầu trực tiếp, ngược lại nếu là một tư liệu sản xuất thì nó đáp ứng nhu cầu gián tiếp của con người, cụ thể như sau:
- Số lượng các giá trị sử dụng của một sản phẩm không thể nào có thể phát hiện được hết trong một lần mà cần trải qua một quá trình phát triển nghiên cứu khoa học.
- Giá trị sử dụng hoặc công cụ hàng hóa chính là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa đó quyết định nên. Vì vậy, giá trị sử dụng sẽ là thuộc một phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng đem hàng hóa sử dụng hoặc tiêu dùng, bởi nó chính là nội dung vật chất của cải không mang một hình thức xã hội nhất định.
Vì vậy, nếu đã là hàng hóa thì phải có giá trị sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, một vật nào đó có giá trị thì chưa chắc đã là hàng hóa. Ví dụ như không khí hay nước suối trên nguồn, hoa quả dại trong rừng, nó mang đến giá trị rất lớn cho con người nhưng lại không phải là hàng hóa.
Do đó một vật là hàng hóa thì giá trị sử dụng của chúng phải được dùng để bán hay trao đổi. Nói cách khác, vật đó phải mang giá trị trao đổi và trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng chính là cái mang giá trị trao đổi.
Giá trị hàng hóa
Để hiểu rõ về giá trị hàng hóa, phải tìm hiểu về giá trị trao đổi bởi giá trị hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng chuyển đổi với một giá sử dụng khác. Ví dụ dùng 1m vải đổi lấy 5kg thóc, tức 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc.
Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là hai loại hàng hóa mang hai giá trị sử dụng khác nhau sao lại trao đổi với nhau được. Ở đây có thể hiểu các khác nhau ở đây chính là điều kiện cần thiết cho quá trình trao đổi, bởi không ai đem trao đổi những sản phẩm giống hệt nhau về mặt giá trị sử dụng.
Điểm chung của táo và vải đều là sản phẩm của quá trình lao động và đều có từ lao động mà nên. Cơ sở chung đó đã giúp hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Do đó có thể hiểu việc trao đổi ở đây chính là trao đổi quá trình lao động được ẩn giấu trong hàng hóa.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm giá trị hàng hóa chính là từ lao động của người sản xuất hoàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa được thể hiện qua giá trị trao đổi, đều đó có nghĩa giá trị là nội dung và cũng là cơ sở của giá trị trao đổi.
Giá trị hàng hóa cũng biểu hiện mối quan hệ giữa người sản xuất hàng hóa bởi trao đổi hàng hóa chính là việc so sánh lượng hao phí lao động giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau. Khi đó, quan hệ giữa người với người có thể thay thế bằng quan hệ giữa vật với vật hay gọi là hàng hóa – hàng hóa.
Giải đáp vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?
Để trả lời câu hỏi vì sao hàng hóa có hai thuộc tính, cần phải nắm thật kỹ hai thuộc tính tồn tại trong hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Chúng không phải do hai loại lao động khác nhau mà do lao động của người sản xuất hàng hóa có bản chất hai mặt gồm lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể
Lao động cụ thể là loại lao động có ích, được thể hiện dưới một hình thức là những nghề nghiệp thuộc vào chuyên ngành nhất định.
Khi đó, lao động cụ thể sẽ tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hóa. Với mỗi lao động cụ thể có đối tượng, công cụ, mục đích, phương pháp và kết quả lao động đều sẽ tạo ra những sản phẩm với những công dụng khác nhau. Và điều này càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng cho hàng hóa.
Lao động trừu tượng
Đây là loại lao động không kể đến hình thức cụ thể của nó mà sẽ quy nó về một cái chung nhất là sự tiêu hao sức lao động của người lao động trong quá trình thực hiện sản xuất hàng hóa nói chung.
Lao động trừu tượng sẽ được kết tinh bên trong hàng hóa và tạo ra nhiều giá trị. Cụ thể là:
Chỉ có lao động của người lao động trong sản xuất hàng hóa, sản phẩm mới đem lại tính trừu tượng đồng thời tạo ra giá trị.
Lao động trừu tượng là mặt vật chất của giá trị. Tuy nhiên, cần phải hiểu là không phải có hai loại hình lao động được kết tinh trong hàng hóa mà là trong lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. Tính hai mặt này sẽ liên quan đến tính chất tư nhân và tính chất xã hội, cụ thể:
Tính chất tư nhân: Với mỗi người sản xuất hàng hóa đều sẽ sở hữu tính tự chủ của riêng mình, do đó việc sản xuất ra cái gì và sản xuất như thế nào đều là sự lựa chọn riêng của họ. Vì vậy, lao động của họ trở thành một việc riêng và mang tính tư nhân, do đó lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện cho lao động tư nhân.
Tính chất xã hội: Lao động của mỗi cá nhân trong quá trình sản xuất hàng hóa cũng được xem là một phần của lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội nói chung. Chính việc phân công lao động xã hội đã góp phần làm cho lao động của người sản xuất trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong lao động xã hội. Từ đó nó đã tạo nên sự phụ thuộc và ràng buộc giữa những người sản xuất hàng hóa lại với nhau.
Khi những người lao động làm việc cho nhau thì người này làm việc vì người kia thông qua một quá trình trao đổi mua bán. Vì thế, trao đổi hàng hóa không thể dựa vào quá trình lao động cụ thể mà cần phải quy thành lao động đồng nhất để biểu hiện chung cho lao động xã hội và đó được gọi là lao động trừu tượng.
Xem thêm:
- Máy biến thế có tác dụng gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao?
- Giải đáp nước ta có mấy ngư trường trọng điểm? Đâu là ngư trường lớn nhất Việt Nam
- Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho gì?
- Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là gì? Giải đáp thú vị về kiểu thời tiết này
Trên đây là toàn bộ nội dung giải thích vì sao hàng hóa có hai thuộc tính. Hi vọng qua bài viết của Thoiviet sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc nhé!