Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông các bạn cần phải nắm rõ được những điều trong bài viết này. Hiện nay vấn đề về tai nạn giao thông ảnh hưởng đến xương khớp đang trở thành một vấn nạn vô cùng nhức nhối trong xã hội Việt Nam. Nó khiến các cơ quan chức trách phải đau đầu tìm hiểu để tìm ra được giải pháp, tuy nhiên vấn đề này không hề đơn giản và cho tới nay tình hình tai nạn giao thông trên cả nước hầu như vẫn chưa được cải thiện. Vì thế bạn hãy tự lo cho bản thân mình để bảo vệ xương khi tham gia giao thông.
Mục Lục Bài Viết
Tại sao cần có những biện pháp để bảo vệ xương khi tham gia giao thông
Theo thống kê của bộ y tế có tới 90% số người bị tai nạn giao thông phải vào viện bị những chấn thương có liên quan đến xương khớp. Đây là một con số có thể sẽ làm bạn phải giật mình hoảng hốt cũng là con số thay lời cảnh tỉnh tới các cơ quan chức năng để có thể đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế tối đa tại nạn giao thông ảnh hưởng đến xương khớp.
Những bộ phận cơ thể hay bị chấn thương xương khớp khi tham gia giao thông
Những bộ phận cơ thể hay bị chấn thương xương khớp khi tham gia giao thông
- Xương tay: gãy xương khuỷu tay, gãy xương cẳng tay, gãy xương bàn tay, gãy xương cánh tay hay gãy xương ngón tay chính là những nguy cơ có thể xảy ra chỉ tính riêng với bộ phận xương tay. Khi tham gia giao thông không may bị tai nạn thì xu hướng người điều khiển hoặc ngồi trên xe đều sẽ dùng tay để chống, mục đích để tránh va chạm những phần khác trên cơ thể xuống đường hoặc vào xe khác. Chính vì thế nên các tai nạn mà có ảnh hưởng đến vùng xương tay chiếm tỉ lệ rất lớn.
- Xương chân: cũng tương tự như đối với phần xương tay, các loại gãy xương chân như gãy xương cẳng chân, bàn chân hay xương ngón chân cũng rất nguy hiểm. Ngoài xương tay ra thì những chấn thương ở vùng xương chân chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong xương tại các bộ phận cơ thể khác.
- Xương vai: Gãy xương bả vai trái, gãy xương bả vai phải hoặc vỡ xương vai… cũng rất hay xảy ra và đặc biệt trường hợp này khá nguy hiểm.
- Xương hông, xương cột sống, xương đòn, xương quai xanh… là những phần xương cũng có khả năng tổn thương bởi những tai nạn giao thông.
Cách để bảo vệ xương khi tham gia giao thông
Để bảo vệ sọ não bộ giao thông vận tải đã đưa ra quy định bắt buộc mọi người khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Còn đối với việc bảo vệ xương khớp tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra tuy chưa có một quy định bắt buộc nào, tuy nhiên chính bản thân chúng ta hãy tự có ý thức bảo vệ bản thân.
Bằng cách đeo dụng cụ bảo vệ khuỷu tay, khuỷu chân, đi giày bảo vệ bàn chân và ngón chân, găng tay bảo vệ bàn tay và ngón tay… Chúng ta có thể hạn chế được rất nhiều mức độ tổn thương tại những vùng này khi không may xảy ra tai nạn.
Ngoài các dụng cụ bảo vệ xương khớp thì các bạn hãy có ý thức tự giác chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. Không phóng nhanh vượt ẩu, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên đặt sự an toàn của mình và người khác nên hàng đầu.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm được những hiểu biết về cách để bảo vệ xương khớp khi tham gia giao thông. Người xưa có câu ”nhanh một giây, chậm cả đời” quả không sai, điều này đã được chứng minh qua rất nhiều những trường hợp đáng tiếc với những tai nạn thương tâm xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở nước ta.
Nguồn: https://thoiviet.com.vn