Nhiều trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho khiến các bà mẹ bỉm sữa lần đầu gặp phải thấy lo lắng và lúng túng? Trong bài viết này, Thoiviet sẽ cùng bạn đi lý giải nguyên nhân và cách điều trị khi bé gặp phải tình huống này.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho
Dấu hiệu trẻ sơ sinh có đờm
Khi bé có đờm, bé sẽ có một vài triệu chứng như sau, phụ huynh cần chú ý kỹ nhé:
- Trẻ có sốt và quấy khóc hoặc khó chịu khi bú mẹ hoặc nuốt thức ăn.
- Trẻ có biểu hiện đau ở cổ đối với những trẻ đã lớn, nhau nuốt khó khăn.
- Có thể xuất hiện kèm theo hạch ở hai bên gần mang tai, ấn vào trẻ khóc vì đau.
- Vòm họng tấy đỏ, bé có biểu hiện biếng ăn, thường hay quấy không ngủ được.
- Khi trẻ bị viêm họng do virus thì có thể đi kèm cùng những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, cơ thể đau nhức, mệt mỏi.
Trẻ sơ sinh có đờm có nguy hiểm không?
Đây không phải tình trạng hiếm gặp, nhưng không phải bất cứ lúc nào trẻ ho đều sẽ có đờm. Thông thường đờm xuất hiện khi trẻ bị cảm lạnh hoặc do truyền nhiễm căn bệnh nào khác. Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng nếu chúng không kèm theo sốt phát ban và dị ứng.
Đối với chứng trào ngược thông thường, trẻ chỉ cảm thấy khó chịu trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu trẻ bị lâu ngày mà không khỏi thì phụ huynh nên cẩn thận.
Đờm xuất hiện nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, cũng như sức khỏe trẻ. Tình trạng nôn trớ diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến hoạt động dạ dày co bóp thường xuyên, đôi khi bé nôn ra thức ăn và lâu dài gây thiếu hụt sinh dưỡng. Nôn trớ nhiều cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở đối tượng trẻ sơ sinh.
Ảnh hưởng lớn nhất là khi bé có đờm nhưng không ho, đờm làm tắc nghẽn đường thở khiến bé hô hấp nặng nề. Tình trạng nghẹt mũi có thể gây trở ngại khi bé bú và ngủ.
Trường hợp trẻ thường xuyên nôn trớ ra đờm màu xanh, đặc quánh, đây là dấu hiệu viêm đường hô hấp do vi khuẩn tấn công. Phụ huynh cần cảnh giác nếu như trẻ nôn trớ ra đờm trắng đục như mủ, đặc quánh và có mùi hôi. Đây có thể là dấu hiệu bệnh hô hấp chuyển sang mãn tính.
Có nên móc đờm cho trẻ sơ sinh?
Khi phát hiện con mình có đờm, nhiều phụ huynh sẽ hút mũi, móc đờm cho con. Nhưng các bác sĩ cảnh báo, phụ huynh cần tránh tự ý móc đờm, hút mũi cho trẻ để tránh diễn tiến bệnh nặng thêm. Thay vào đó, bạn có thể xem hướng dẫn cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bên dưới để trị dứt điểm cho trẻ.
Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh
Phương pháp long đờm, tiêu đờm tự nhiên từ các loại nguyên dược liệu như lê và củ cải trắng dưới đây khá đơn giản để thực hiện nhưng có thể trị dứt điểm việc mắc đờm ở trẻ, phụ huynh có thể tham khảo:
Bước 1 – Chuẩn bị
- Lê 1kg
- Củ cải trắng 1kg
- Gừng tươi 250g
- 2 thìa mật ong
Bước 2 – Nấu lên cho trẻ
- Đem lê gọt vỏ ép lấy nước, tương tự với lê đem rửa sạch ép lấy nước.
- Gừng cạo vỏ rồi đem đi rửa sạch, ép lấy nước cốt.
- Cho tổng hợp các loại nước ép lê, nước ép củ cải trắng vào nồi đun sôi.
- Thêm mật ong vào nguyên liệu đun đến khi hỗn hợp sền sệt quánh thì tắt bếp.
Bước 3 – Cho trẻ sử dụng
- Để hỗn hợp nguội bớt cho vào lọ thủy tinh dùng dần trong 1 tháng.
- Mỗi lần cho bé uống 1 thìa hỗn hợp với 1 cốc nước ấm, nên uống sau khi ăn 30 phút.
Như vậy, bài viết đã giúp các vị phụ huynh giải đáp thắc mắc về việc trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho. Nếu tình trạng của con trẻ vẫn không có dấu hiệu phục hồi thì phụ huynh nên nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc đưa con đến trung tâm y tế gần nhất để có hướng điều trị đúng cách.
Xem thêm:
- Những tác hại của gừng và mật ong gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Xuyên tâm liên là gì? Xuyên tâm liên có tác dụng gì với sức khỏe?
- Uống nước gừng tươi hàng ngày có tốt không? 7 công dụng của gừng đối với sức khỏe
Nếu thấy bài viết chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho này hữu ích với bạn. Đừng quên Like, Share bài viết để Thoiviet có thêm động lực ra nhiều bài viết chất lượng hơn nữa nhé.