Bệnh ngực lồi hay còn gọi là ngực ức gà là hiện tượng lồi ra của lồng ngực. Với đặc trung của bệnh là hiện tương xương ức nhô cao. Thường gặp ở những trẻ đang trong đổi tuổi phát triển. Các bậc cha mẹ cần chú ý đến hình thể con mình khi có những biểu hiện của chứng bệnh này.
Mục Lục Bài Viết
Dị tật xương ức gà
Khi bị dị tật này thì đã phần là những trường hợp xương lồng ngực sẽ nhô cao dần theo thời gian. Bắt đầu là từ khi tuổi dậy thì và phát triển nhanh hơn và sau độ tuổi này sẽ không còn phát triển nữa. Nhiều phụ huynh lo lắng hiệ tượng xương ức nhô cao này sẽ ảnh hưởng đến tim và phổi. Điều này không hẳn là đúng mà tình trạng này chỉ khiến cho chúng không thể hoạt động hết khả năng vốn có mà thôi.
Ngoài ra việc thành ngực phía trước của trẻ bị nhô ra có thể ngăn cản quá trình hô hấp diễn ra bình thường. Biểu hiện là khi trẻ tham gia các hoạt động thể thao như chạy bền, bóng đá sẽ nhanh bị mệt. So với các bé bình thường chúng cũng hoạt động thể lực kém hơn. Không những thế bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.
Nguyên nhân xương ức nhô cao
- Do di truyền: nguyên nhân này chiếm tới 25 tổng số ca mắc bệnh do di truyền từ bố mẹ, ông bà hay người thân cận kề.
- Phẫu thuật tim: chỉ gặp ở những đứa trẻ bị bệnh tim bẩm sinh phải tiến hành phẫu thuật. nếu phát hiện bệnh và phẫu thuật khi đã dậy thì thì hiện tượng này sẽ phát triển rất nhanh khiến xương ức nhô hẳn ra phía trước.
- Bệnh suyễn: khi trẻ mắc bệnh này có thể xuất hiện dị tật lồi ngực. Cũng có thể sau khi dã chữa lồi ngực xong thì mới mắc bệnh suyễn
- Thiếu vitamin D: đây là nguyên nhân khá phổ biến do tâm lý phụ huynh không muốn cho con nhỏ ra ngoài dẫn đến việc không hấp thu đủ vitamin D gây xương ức nhô cao.
- Thiếu hụt canxi: một nguyên nhân chính của bệnh loãng xương sườn, ức. Từ đó tác động khiến chúng co lại hoặc nhô ra ngoài lồng ngực.
Có một số trường hợp đặc biệt trẻ vừa sinh ra đã có thể mắc dị tật. Nhưng sau đó vài tháng mới phát hiện bệnh mà không có nguyên nhân nào.
Bệnh có nguy hiểm không
- Cản trở hô hấp: do việc xương ức nhô cao cản trở các hoạt động của tim và phổi. Những bé mắc bệnh này chỉ cần hoạt động mạnh một chút là sẽ mất sức phải thở gấp. Bởi vì thiếu hoặc ngạt hơi do quá trình hô hấp không cung cấp đủ oxy cho phổi.
- Mắc bệnh hen suyễn: như đã nói ở trên thì đây là hậu quả của việc chữa trị xương ngực lồi ra cản trở quá trình hô hấp.
- Mất tự tin: khi xương ức nhô ra ngoài lồng ngực sẽ gây mất cân bằng cơ thể cũng như mất tính thẩm mĩ. Nhất là khi mặc áo sẽ nhìn thấy rõ ràng khiến trẻ bị tự ti khi đi cùng những đứa trẻ bình thường.
Cách điều trị
Hại nay có 2 phương pháp điều trị chứng bệnh xương ức nhô cao này là phẫu thuật và dùng khung ép. Do đây thuộc về vấn đề thẩm mỹ nhiều hơn cho nên những người quan tâm đến hình thể bên ngoài mới sử dụng các phương pháp này.
- Khi dùng khung ép phải sử dụng khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Một khung ép sẽ được tre mang liên tục cho đến khi hết tuổi dậy thì mới thôi. Khi áp dụng cách làm này sẽ tránh được việc phẫu thuật nhưng lại có chi phí cao. Ngoài ra còn phải mang khung trong thời gian dài hết sức cồng kềnh khó chịu.
- Phẫu thuật được tiến hành sau tuổi dậy thì tạo hình cho thành ngực. Cách làm này rất nhanh chóng hiệu quả cao, chi phí thấp nhưng lại để lại sẹo trước ngực.
Bị xương ức nhô cao không ảnh hưởng đến tính mạnh nhưng lại gây ra những phiền toái sau này. Cho cha mẹ nên cân nhắc xem có nên can tiệp vào chứng bệnh này hay không.
Nguồn: https://thoiviet.com.vn