Đa phần giãn dây chằng khớp gối thường xảy ra do bị té ngã chống chân xoay người. Dây chằng chéo trước gối bị giãn, thậm chí đứt do có sự va chạm ở mặt trước cẳng chân đẩy mâm chày chạy ra sau. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin để bạn hiểu rõ về hiện tượng giãn dây chằng đầu gối hơn
Mục Lục Bài Viết
Triệu chứng giãn dây chằng khớp gối
Đầu gối là bộ phận khá nhạy cảm và rất dễ bị tác động từ những hoạt động thường ngày. Thường thì có hai dạng của giãn dây chằng khớp gối là đứt, giãn dây chằng và rách sụn chêm đầu gối
Biểu hiện khi mới chấn thương bao gồm đau và sưng gối do đứt giãn dây chằng khớp gối gây chảy máu. Ngoài ra chấn thương còn ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh như vao khớp và các dây chằng bên. Vì đau và sưng nên bệnh nhân sẽ gặp hạn chế trong vận động. Sau khi triệu chứng đau hết thì bạn sẽ có cảm giác khớp gối bị lỏng, việc đi lại sẽ khó khăn, không được như người bình thường. Cần lưu ý là tuyệt đối không được bôi cao nóng vì nó chỉ có tác dụng trong trường họp co cơ. Còn giãn dây chằng thỉ chỉ làm tình trạng sưng thêm tệ hơn thôi
Đối với rạn hoặc rách sụn chêm đầu gối thì bề mặt sụn không còn được trơn láng như ban đầu nữa mà xuất hiện các vết nứt, rạn vỡ. Khi di chuyển, khớp sụn không được trơn tru mà cọ xát vào nhau gây đau
Để chấn đoán chính xác được giãn dây chằng thì cần tiến hành chụp x-quang đầu tiên để quan sát xem xương có bị tổn thương hay rạn nứt gì không. Sau đó sẽ chụp cộng hưởng từ để xác định mức độ giãn, đứt một phần hay đứt toàn bộ dây chằng, ngoài ra còn xác định tình trạng rạn hoặc rách sụn chêm. Việc xác định và chẩn đoán tình trạng đứt giãn dây chằng gối sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân
Một số cách khắc phục giãn dây chằng khớp gối hiệu quả
Nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời thì giãn dây chằng khớp gối sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vì vậy khi dây chằng dầu gối bị giãn, bạn nên áp dụng những biện pháp này ngay
Xin nhắc lại là tuyệt đối không dùng cao chườm nóng khi bị chấn thương dây chằng hoặc bòng gân. Lý do là nó sẽ làm vùng bị giãn sưng hơn, dây chằng sẽ khó co về trạng thái ban đầu. Thay vào đó, bạn nên chườm đá lạnh sau khi bị chấn thương càng sớm càng tốt. Nếu giãn dây chằng khớp gối nhẹ thì dây chằng sẽ tự phục hồi sau khoảng 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên nếu bạn hoạt động mạnh và không kiểm soát được thì rất dễ tái phát. Nếu không biết cách tập luyện phục hồi chức năng thì sụn chem sẽ bị sưng và khó trở về trạng thái như bình thường
Đối với những tổn thương phức tạp và kéo dài thì cần sự kết hợp giữa điều trị nội khoa và phẫu thuật để giải quyết thì tình trạng giãn dây chằng khớp gối mới tiến triển tốt được. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng nẹp để cố định khớp gối. Thông thường, nếu quá trình điều trị bệnh nhân tuân thủ tốt thì chỉ sau khoảng 2 tháng là dây chằng đã được phục hồi
Như vậy giãn dây chằng khớp gối không phải tình trạng hiếm gặp, bạn có thể gặp phải bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận để xảy ra tai nạn và chấn thương, đặc biệt ở vùng đầu gối rất nhạy cảm. Việc điều trị nên được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa nguy cơ gây hại đến sức khỏe
Nguồn: https://thoiviet.com.vn