Tình trạng rôm sảy khiến nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, nhất là khi thời tiết oi bức, nắng nóng. Sau đây là cách trị rôm sảy ở người lớn và những thông tin bạn nên biết về tình trạng này. Đồng hành ngay cùng chúng tôi nhé!
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân bị rôm sảy ở người lớn
Rôm sảy là hiện tượng da trên cơ thể bị nổi mẩn, phát ban. Căn bệnh ngoài da này xuất hiện là do bã nhờn và vi khuẩn từ môi trường gây bít tắc các ống dẫn mồ hôi. Khi ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn tới một thời điểm nào đó sẽ khiến da có cảm giác ngứa, gai, nổi nốt nhỏ màu đỏ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây rôm sảy ở người lớn, cụ thể bao gồm:
- Ảnh hưởng của thời tiết: Thường những người sống ở khu vực khí hậu nhiệt đới, khi thời tiết oi nóng sẽ khiến da bài tiết mồ hôi khó khăn hơn. Từ đây tình trạng rôm sảy sẽ bắt đầu xuất hiện và mọc lan ra rất nhanh.
- Do vận động quá sức: Những người phải lao động ngoài trời, vận động mạnh như chơi thể thao,…cũng sẽ là nguyên nhân gây bệnh.
- Nhiệt độ cơ thể quá nóng khi ngủ: Nếu người trưởng thành khi ngủ mặc quá nhiều áo hoặc đắp chăn dày cũng sẽ khiến cơ thể nóng nhanh và gây ra rôm sảy.
- Nằm quá lâu một chỗ: Với những người bị liệt, phải nằm yên một chỗ thì rôm sảy có thể xảy ra khi họ bọ sốt.
- Ảnh hưởng yếu tố môi trường: Những người làm việc hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nước bẩn cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bệnh rôm sảy phát triển.
Rôm sảy có tự hết không?
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, rôm sảy có bản chất là do bên trong nóng quá mà phát ra. Vì thế khi thời tiết dịu mát thì tình trạng này cũng sẽ tự hết.
Tuy nhiên rôm sảy chỉ chấm dứt khi nhiệt độ giảm xuống và thân nhiệt người bệnh không còn nóng. Vào mùa hè kế tiếp sẽ có thể tái phát lại nếu không điều trị kịp thời.
Khi rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ trở thành bệnh rôm sảy sâu. Lúc này, tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn so với thời gian trước đó. Những vùng da bị rôm sảy còn có thể bị tổn thương vào sâu bên trong dẫn tới các triệu chứng nguy hiểm. Trong đó gồm có nôn ói liên tục, mạch đập nhanh.
Đặc biệt, khi những nốt mụn nước bị vỡ ra còn là môi trường thuận lợi để vi khuẩn và các loại nấm gây hại xâm nhập. Từ đây có thể gây viêm da, nhiễm trùng huyết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng người bệnh.
Cách trị rôm sảy ở người lớn
Để trị rôm sảy ở người lớn tại nhà, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau đây:
Giặt quần áo và vệ sinh các nhân sạch sẽ, đúng cách
Ở người lớn khi bị rôm sảy, bạn cần thường xuyên quan tâm tới việc vệ sinh cá nhân và giặt quần áo sạch sẽ, đúng cách. Bởi vì quần áo chính là yếu tố tiếp xúc trực tiếp với da. Do đó nếu quần áo khô thoáng, mềm mại cũng sẽ khiến da dễ chịu, hạn chế tối đa tình trạng rôm sảy, ngứa ngáy.
Uống bột sắn dây
Như bài viết đã đề cập bên trên, bản chất của bệnh rôm sảy là do cơ thể nóng lên. Bột sắn dây lại có tính bình, giúp làm mát và giải độc cơ thể khá tốt. Vì thế khi vào mùa hè, những người hay bị rôm sảy nên uống bột sắn dây hàng ngày để trừ rôm sảy nhanh chóng.
Dùng mướp đắng chữa bệnh
Với vị đắng, tính mát và công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, mướp đắng chính là vị thuốc rất tốt để điều trị rôm sảy. Khi dùng mướp đắng chữa bệnh, bạn có thể bôi trực tiếp lên da, uống nước ép hoặc tắm với loại quả này đều được. Kiên trì sử dụng phương pháp này trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy những vùng da bị rôm sảy phục hồi dần dần.
Tắm bằng nước của cây sài đất
Tương tự như mướp đắng, cây sài đất cùng được sử dụng để chữa các vấn đề về da, trong đó bao gồm cả rôm sảy. Loại cây này thường mọc hoang rất nhiều ở ven các bờ rộng. Bạn chỉ cần hái, phơi khô chúng và nấu thành nước dùng để tắm hàng ngày là xong.
Để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh, bạn có thể dùng kết hợp đắp cả cây sài đất tươi vào các vùng da bị rôm sảy. Sau một vài lần sử dụng, chắc chắn những vùng da này sẽ được cải thiện đáng kể.
Bôi và tắm nước gừng
Không chỉ đơn thuần là một loại gia vị, gừng còn có tác dụng chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn hữu hiệu. Khi bị rôm sảy, bạn có thể chấm nước gừng tươi hàng ngày. Hoặc nếu có thời gian, bạn hãy đun nước gừng lên và dùng để tắm cho toàn cơ thể.
Người lớn bị rôm sảy nên dùng thuốc gì?
Thường thì khi một người trưởng thành bị rôm sảy nhẹ sẽ không cần dùng thuốc. Bạn có thể áp dụng một số mẹo hữu ích bên trên là bệnh sẽ thuyên giảm dần. Tuy nhiên nếu bạn bị rôm sảy quá nặng thì hãy tới ngay các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Người bệnh có thể phải cần thêm sự hỗ trợ của một số loại thuốc như thuốc ngăn ngừa hiện tượng tuyến mồ hôi bị bít tắc như anhydrous lanolin hoặc các loại kem bôi ngoài da có chứa steroid. Ngoài ra, để nhanh chóng làm dịu đi những cơn ngứa ngáy, khó chịu, bạn cũng nên dùng thêm vitamin C. Một số trường hợp khác có thể được chỉ định dùng dung dịch calamine.
Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần hỏi rõ bác sĩ về cách dùng, liều lượng. Ví dụ như dùng dung dịch calamine, bạn phải lắc đều thuốc rồi mới thấm vào bông gạc để bôi lên vùng da bị rôm sảy. Đặc biệt, người bệnh không nên để thuốc dính vào mắt, miệng.
Như vậy bài viết đã nêu rõ tới bạn những cách trị rôm sảy ở người lớn phổ biến nhất. Hy vọng bài viết đã đem tới cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại bạn tại những chuyên mục tiếp theo của chúng tôi và đừng quên thường xuyên cập nhật tin tức y học tại website nhé!