Gãy xương đòn có tập tạ được không là thắc mắc của rất nhiều người, câu hỏi này đặc biệt lại gây nhiều tranh cãi với những luồng ý kiến khác nhau. Xương đòn chính là phần xương quai xanh có vị trí ở dưới vùng cổ một chút. Bài viết này sẽ giúp bạn giải tỏa được băn khoăn bấy lâu nay và tư vấn cho bạn kỹ hơn về tình trạng gãy xương đòn.
Mục Lục Bài Viết
Gãy xương đòn bao lâu thì khỏi?
Tình trạng gãy xương đòn sẽ làm ảnh hưởng đến những hoạt động của cả phần cánh tay khiến tay bạn yếu dần và có thể cần đặc biệt hạn chế vận động. Trong trường hợp người bệnh khi bị gãy xương đòn, những người bệnh nên đến tận nơi để thăm khám và được điều trị tại những cơ sở uy tín giúp bạn đánh giá được mức độ nghiêm trọng nhất để có được cách chữa trị phù hợp nhất.
Trong những trường hợp bình thường, quá trình gãy xương đòn liền lại có thể kéo dài sau ít nhất 3 tháng. Sau khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần những bệnh nhân sẽ có thể vận động được nhẹ tại khớp vai, tuy nhiên không nên đưa tay ra quá đầu.
Cách phương pháp điều trị gãy xương đòn
Khi bị gãy xương đòn bệnh nhân thường sẽ được điều trị theo những phương pháp sau:
- Tập vật lý trị liệu bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng trong thời gian đầu khi bắt đầu quá trình hồi phục.
- Sử dụng các loại thuốc đặc trị, đặc hiệu trong việc gãy xương theo chỉ định của bác sĩ.
- Cố định cánh tay bằng băng keo giúp cho phần xương đòn được cố định tốt nhất.
- Trong những ngày đầu sau chấn thương các bạn có thể dùng đá để chườm xung quanh khu vực vị gãy. Việc này sẽ có ích trong việc giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả.
Gãy xương đòn có tập tạ được không?
Nếu trường hợp bạn đang trong quá trình điều trị gãy xương đòn thì tuyệt đối không được tập tạ. Đây là điều đương nhiên phải tuyệt đối tuân thủ, không những không được tập tạ mà người bệnh còn phải cực kỳ hạn chế cử động. Làm sao cho vết thương cố định và bất động thì sẽ được hồi phục nhanh hơn.
Trường hợp người bệnh bị gãy xương đòn nhưng đã khỏi thì cũng nên cẩn thận trong khi tập tạ. Bạn hãy bắt đầu từ các bài tập nhẹ nhàng trước, với những mức tạ thấp nhất trước. Thông thường những người bị gãy xương đòn vai hồi phục hoàn toàn từ 6 tháng trở lên thì mới có thể luyện tập thể thao cường độ lớn ảnh hưởng trực tiếp đến vùng xương đòn.
Tập tạ là môn thể thao phải dùng đến đôi tay là chủ yếu nên thường sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hồi phục. Rất nhiều trường hợp có thể khiến xương bị gãy lại nếu như ở trong quá trình nâng tạ nặng. Vì vậy, một số người bệnh nếu đang tập tạ thì hãy dừng lại cho đến khi hồi phục hẳn. Như vậy, những trường hợp này nên dừng ngay việc tập tạ lại cho tới khi chấn thương đã được phục hồi một cách hoàn toàn.
Những chỗ xương gãy liền hẳn và thường không bị biến chứng. Để có một quá trình hồi phục tốt, đồng thời là thời gian phục hồi sao cho nhanh nhất để có thể trở lại tập tạ, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có được câu trả lời chính xác với câu hỏi: gãy xương đòn có tập tạ được không. Ngoài ra những thông tin mà tôi cung cấp trong bài bạn hãy thử áp dụng và kiểm chứng hiệu quả nhé!
Nguồn: https://thoiviet.com.vn