Không như não bộ được bao bọc kín bởi hộp sọ, các cơ quan trong lồng ngực như tim, phổi và các mạch máu lại được che chở bởi hệ thống xương sườn và xương sống. Việc gãy hoặc mất đi một chiếc xương sườn tuy không ảnh hưởng đến tính mạnh nhưng gây ra những tác hại nhất định cho sức khỏe. Gãy xương sườn số 9 cũng vậy, không những gây đau đớn mà khiến bệnh nhân luôn lo lắng không biết bao lâu thì lành và có ảnh hưởng gì đến nội tạng bên trong không
Mục Lục Bài Viết
Cấu trúc của xương sườn
Mỗi bên ngực của chúng ta có 12 chiếc xương sườn trong đó 10 chiếc xương sườn đầu tiên có hình dạng vòng cung, đầu sau gắn vào đốt sống ngực còn đầu trước gắn vào xương ức. Cấu trúc này tạo thành lồng ngực có chức năng bảo vệ cho các cơ quan nội tạng bên trong đặc biệt là tim và phổi. Lồng ngực không cố định mà co giãn theo nhịp thở của chúng ta.
Hai xương sườn số 11 và 12 có chiều dài ngắn hơn những xương sườn còn lại. Đầu sau gắn vào đốt sống và đầu trước được tự do nên hai xương này còn được gọi là xương sườn lửng. Hai xương này không cấu tạo nên lồng ngực mà chủ yếu thực hiện nhiệm vụ che chắn 1 phần mặt sau của thận. Như vậy người trưởng thành có 12 cặp xương sườn (24 chiếc)
Gãy xương sườn số 9 hay bất kỳ tổn thương nào liên quan đến xương sườn đều phải được điều trị để xương được phục hồi càng nhanh càng tốt
Điều trị gãy xương sườn số 9
Hiện có rất nhiều phương pháp để điều trị gãy xương sườn bao gồm
Cố định xương
Việc cố định xương gồm điều trị bảo tồn không cần phẫu thuật và điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật rất ít khi được áp dụng. Điều trị bảo tồn bằng cách băng tròn quanh ngực với lực vừa phải để cơ thể vẫn hít thở dễ dàng mà không ảnh hưởng đến sự giãn nở của lồng ngực. Bên cạnh đó có thể dùng băng dính dán một nửa lồng ngực. Đây là kỹ thuật được dùng nhiều hơn và có hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra cũng có thể cố định xương bằng khí nhưng chỉ sử dụng khi bệnh nhân bị gãy xương sườn đè lên các cơ quan khác gây ngạt thở.
Phẫu thuật cố định thành ngực là giải pháp cuối cùng để điều trị gãy xương sườn. Không phải trường hợp gãy xương nào cũng cần phẫu thuật mà chỉ khi quá nặng hoặc ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Các kỹ thuật chính được sử dụng khi phẫu thuật là kết xương sườn bằng kim loại, kéo liên kết tục mảng sườn, khâu cố định trên khung và cố định xương sườn vào nhau
Dùng thuốc Tây
Thuốc tây dùng trong trường hợp bó bột hoặc sau khi phẫu thuật. Mục đích dùng thuốc là giảm đau, kháng viêm. Tùy thuộc vào mức độ gãy xương, mức độ viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Trong đó nhóm thuốc thường được sử dụng để giảm đau và kháng viêm nhẹ là Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen, acetaminophen (Tylenol) và Aspirin
Ngoài ra có thể sử dụng thuốc kháng viêm nặng và giảm đau nhẹ như corticosteroid trong các trường hợp rách phần sụn và có nguy cơ gây viêm nhiễm nặng.
Đối với gãy xương sườn số 9, ngoại trừ những trường hợp gãy xương gây tổn thương màng phổi làm tràn dịch và tràn máu màng phổi, khó thở thì mới cần sử dụng phương pháp phẫu thuật. Còn thông thường chỉ cần điều trị bảo tồn, nằm bất động một thời gian là xương tự lành lại, Khi bị gãy xương sườn số 9, bạn cần nằm viện để theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường thời gian để xương lành trở lại là từ 3 đến 6 tháng tùy cơ địa từng người
Như vậy gãy xương sườn số 9 không quá nguy hiểm và ít khi phải sử dụng đến phẫu thuật. Khi bị gãy xương, bạn nên đến ngay bệnh viện để chụp chiếu, xét nghiệm và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Kết hợp tập luyện để phục hồi lại chức năng
Nguồn: https://thoiviet.com.vn